Phân biệt khái niệm phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng. Các điểm khác nhau về cơ sở pháp lý, điều kiện áp dụng, mục đích và căn cứ.
Phạt vi phạm | Bồi thường thiệt hại | |
Cơ sở pháp lý | Điều 418 Bộ luật dân sự năm 2015 | Điều 13, Điều 360, Điều 419 Bộ luật dân sự năm 2015 |
Căn cứ áp dụng | – Có thỏa thuận – Có hành vi vi phạm | – Có hành vi vi phạm – Có thiệt hại thực tế – Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế |
Điều kiện áp dụng | Theo thỏa thuận | Bên bị vi phạm phải chứng minh có đầy đủ căn cứ áp dụng |
Mức phạt/bồi thường | Theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần nếu luật liên quan có quy định | Giá trị bồi thường bao gồm giá trị tổn thất thực tế và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng do HĐ mang lại |
Mục đích áp dụng | – Răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm có thể xảy ra – Nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện HĐ | – Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra – Bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm |
Tham khảo thêm:
- Hoàn thiện các quy định về chế tài trong thương mại theo Luật Thương mại năm 2005
- Một số quy định của pháp luật dân sự, thương mại về chế định hợp đồng – bất cập và kiến nghị
- Giải quyết khi có tranh chấp về thời hạn thực hiện hợp đồng
- Góp ý điều khoản phạt hợp đồng và mối liên hệ với bồi thường thiệt hại trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
- Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
- Đơn kiện người cố ý gây thương tích