Chứng thực di chúc để lại tài sản thừa kế là bất động sản.
Tư vấn chứng thực di chúc để lại tài sản thừa kế là bất động sản
Luật sư hướng dẫn thủ tục để lập di chúc thừa kế tài sản tại UBND cấp xã. Di chúc thừa kế bất động sản là một trong những loại di chúc phổ biến, nội dung đề cập về cách thức phân chia nhà đất di sản để lại cho con cháu.
Trình tự thực hiện chứng thực di chúc:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định, danh mục và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết Phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo phiếu hẹn thuộc UBND cấp xã.
Thời gian làm việc hành chính của các cơ quan nhà nước: tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày Lễ theo quy định). Buổi sáng: Từ 7h30 đến 11h00. Buổi chiều: Từ 13h30 đến 16h30.
Cách thức thực hiện chứng thực di chúc:
Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
Thành phần, số lượng hồ sơ để yêu cầu chứng thực di chúc để lại tài sản thừa kế là bất động sản:
* Thành phần hồ sơ:
– Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản;
– Di chúc của người yêu cầu chứng thực;
– Bản chụp giấy tờ tuỳ thân (hộ khẩu, chứng minh nhân dân);
– Bản chụp giấy tờ để chứng minh quyền sử hữu, quyền sử dụng đối với tài sản để lại trong di chúc.
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
Thời hạn giải quyết:
Trong ngày.
Đối tượng thực hiện thủ tục chứng thực di chúc:
Cá nhân.
Cơ quan trực tiếp thực hiện chứng thực di chúc:
UBND cấp xã.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND cấp xã
Tên mẫu đơn, mẫu di chúc có chứng thực:
– Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản theo mẫu số 31/PY;
– Di chúc của người yêu cầu chứng thực lập theo mẫu 57/DC;
ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/ BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Lệ phí chứng thực di chúc:
40.000 đồng/trường hợp
Kết quả thực hiện thủ tục chứng thực di chúc:
Di chúc đã được chứng thực.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục chứng thực di chúc:
Người thực hiện chứng thực phải xác định được về trạng thái tinh thần của người lập di chúc. Nếu nghi ngờ người lập di chúc bị các chứng bệnh về tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm ảnh hưởng tới nhận thức và khả năng làm chủ được hành vi của mình hoặc xét thấy việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép, thì người thực hiện chứng thực sẽ không chứng thực di chúc đó.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2009;
– Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
– Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;
– Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;
– Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất;
– Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/5/2013 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Với những tư vấn, hướng dẫn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp nhu cầu thủ tục lập, chứng thực di chúc để lại tài sản tại UBND cấp xã, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc muốn được giải thích cụ thể hơn, quý khách có thể liên hệ Luật sư – Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để được hỗ trợ ngay lập tức.
Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!
Trân trọng./.
Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191