Dùng giấy tờ người khác mà mình nhặt được để cắm, cầm cố lấy tiền thì có được không?
Vâng em chào luật sư, em có tình huống này biết là dại dột nhưng lỡ làm rồi nên muốn được hỏi chi tiết, mong Luật sư thông cảm.
Tuần trước trên đường đi làm về em có nhặt được một chiếc ví, bên trong có một ít tiền lẻ dưới 200 nghìn đồng và vài giấy tờ cmnd với giấy phép lái xe, em có đăng fb để gửi lại người đánh rơi nhưng cả tuần vẫn không thấy ai liên hệ nhận cả. Cuối tuần vừa rồi em có mấy việc kẹt tiền, suy nghĩ luẩn quẩn thế nào mà lại dùng cmnd của người này cùng giấy phép lái xe để đi cầm lấy ít tiền xử lý công chuyện.
Giờ nghĩ lại em thấy dại dột quá nhưng lỡ làm mất rồi, xin hỏi luật sư em có thể bị xử phạt như thế nào ạ, có nặng không ạ?
Luật sư Tư vấn Bộ luật Dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 08 tháng 09 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Hậu quả pháp lý khi có giấy tờ tùy thân bị người nhặt được đem đi xác lập giao dịch
Bộ luật Dân sự năm 2015
3./ Luật sư tư vấn
Hiện nay việc dùng chứng minh thư, căn cước công dân, bằng xe máy,… để cầm cố vay tiền diễn ra tương đối phổ biến. Thực ra đây là một hình thức cho vay tiền nặng lãi. Khi một người nhặt được các giấy tờ tùy thân của một người khác, người này có thể dùng để cầm cố vay tiền thì người đứng tên trong các giấy tờ tùy thân đó sẽ không phải chịu trách nhiệm gì cả.
Theo quy định tại Điều 466 của Bộ luật Dân sự thì nghĩa vụ trả nợ là của bên vay, các chủ thể khác chỉ phải trả nợ thay bên vay trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật và trong đó không hề có trường hợp người có giấy tờ tùy thân bị bên cho vay giữ phải trả nợ thay cho người vay.
Trên thực tế, việc dùng các giấy tờ trên (các giấy tờ tùy thân) chỉ là nhằm tạo mục đích tin tưởng giữa bên cho vay và bên vay rằng bên vay sẽ trả hết số tiền nợ cho bên vay cho nên bên cho vay thường sẽ rất cẩn thận, kiểm tra kỹ các giấy tờ trên để chứng thực đó là giấy tờ của người đi vay. Bởi lẽ, các giấy tờ như thẻ căn cước công dân, bằng lái xe,… trong các giao dịch này là giấy tờ chứng minh rằng đã tiến hành vay theo hợp đồng đã ký kết, nó là một chứng cứ chứng minh việc vay tiền xảy ra.
Tuy nhiên, chủ sở hữu nên báo mất các giấy tờ trên, nhất là đăng ký xe (vì đăng ký xe là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe do cơ quan nhà nước cấp nên nó có giá trị pháp lý) để tránh phải bồi thường cho người thứ ba ngay tình khi họ xác lập giao dịch với người sở hữu giấy tờ xe đó.
Theo đó khi bạn chứng minh được rằng, bạn không ký kết hợp đồng vay với người này là bạn sẽ không có trách nhiệm trả nợ cho khoản vay đó. Mà trong trường hợp của bạn thì bạn đã làm lại các giấy tờ trên rồi, việc này đồng nghĩa với việc bạn đã thông báo và cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ hủy giá trị pháp lý của các giấy tờ bạn đã làm mất. Bên cạnh đó, hành vi của người nhặt được các giấy tờ trên là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật khi bị phát hiện.
Dựa trên những tình tiết bạn đưa ra thì khi người nhặt được các giấy tờ này mang số giấy tờ đó đi cắm thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm trả nợ cho khoản vay của người đó khi chứng minh được các giấy tờ đó bị cắm sau khi bạn báo mất (điều này có thể được chứng minh bằng việc bạn đi làm lại các giấy tờ của cơ quan nhà nước).
Với những tư vấn về câu hỏi Dùng giấy tờ người khác mà mình nhặt được để cắm thì có được không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.