Khách đi taxi không trả tiền thì xử lý thế nào?

Khách đi taxi không trả tiền thì xử lý như thế nào?

Mình nên xử lý thế nào để lấy tiền khi khách hàng không trả tiền đi taxi, họ cứ đi xong tới lúc yêu cầu thanh toán để xuống xe thì lại bảo không có tiền, giữ họ lại thì vi phạm pháp luật mà để họ đi thì thu nhập nửa ngày không còn, vậy anh chị luật sư có thể tư vấn cách nào hiệu quả giúp tôi được không?


Luật sư Tư vấn Bộ luật tố tụng dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 12/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Nghĩa vụ trả tiền của bên sử dụng dịch vụ

  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP

3./ Luật sư trả lời Khách đi taxi không trả tiền thì xử lý thế nào?

Theo quy định của pháp luật thì trong hợp đồng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ không trả tiền sau khi sử dụng dịch vụ, ở đây là sau khi được lái xe taxi trả khách tại nơi mà hai bên thỏa thuận, người này đã có hành vi vi phạm pháp luật.

Căn cứ Khoản 3 Điều 519 Bộ luật dân sự:

Điều 519. Trả tiền dịch vụ

3. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. …

Theo đó, khi lái xe taxi trả khách đúng địa điểm theo thỏa thuận (tức việc cung cấp dịch vụ đã được hoàn thành), bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền sử dụng dịch vụ cho lái xe, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp khách hàng không trả tiền dịch vụ theo quy định, bên cung cấp dịch vụ có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, khi khởi kiện thì bên cung cấp dịch vụ cần chứng minh được giữa mình và người này có tồn tại hợp đồng sử dụng dịch vụ và người này đã không trả tiền khi mình hoàn thành nghĩa vụ cung cấp dịch vụ. Còn phải biết được thông tin cơ bản của người đã sử dụng dịch vụ.

Ngoài ra, việc khởi kiện này còn mất 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật để Tòa án thụ lý vụ án nên thường không có hiệu quả nếu số tiền sử dụng dịch vụ không lớn.

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp thì người sử dụng dịch vụ có yếu tố “lừa đảo” (trước khi sử dụng dịch vụ đã nhận định là không trả tiền rồi) nên người này còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a)Trộm cắp tài sản;

b)Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c)Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d)Sử dụng trái phép tài sản của người khác. …”

Nếu số tiền sử dụng dịc vụ lớn (từ 2.000.000 đồng trở lên), người sử dụng dịch vụ có hành vi trốn tránh trách nhiệm còn có thể bị xử lý hình sự.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bên sử dụng dịch vụ không trả tiền dịch vụ thì bạn có thể tố cáo người có hành vi này tới công an để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả bạn nên lấy thông tin của khách hàng không trả tiền, sau đó giải thích trước với khách hàng về nghĩa vụ trả tiền khi sử dụng dịch vụ, về hậu quả khi họ không trả tiền (bạn có thể tố cáo họ), cuối cùng là thỏa thuận lại với họ về việc thực hiện nghĩa vụ đó.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

 

 

1900.0191