Tỷ lệ % thương tật đối với phần mềm

Tỷ lệ % thương tật đối với các vùng nằm ở phần mềm, bị đánh, bị hành hung, hậu quả của tai nạn.

Theo Thông tư số:20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tỷ lệ thương tật của các tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm được ghi nhận như sau:

 

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG PHẦN MÊM

Nguyên tắc đánh giá sẹo phần mềm:

– Số lượng sẹo:

+ Ít: Dưới 5 sẹo;

+ Nhiều: Từ 5 sẹo trở lên.

– Kích thước:

+ Sẹo nhỏ: chiều dài dưới 3cm; chiều rộng dưới 0,3cm.

+ Sẹo trung bình: chiều dài từ 3 – 5cm; chiều rộng dưới 0,5cm.

+ Sẹo lớn: chiều dài trên 5cm; chiều rộng trên 0,5cm.

– Tính chất sẹo:

+ Sẹo gây ảnh hưởng thẩm mỹ: sẹo xơ cứng, dính, lồi, lõm sâu, biến đổi  màu sắc da, số lượng nhiều, kích thước lớn.

+ Sẹo gây ảnh hưởng chức năng: được đánh giá bằng các xét nghiệm cận lâm sàng (điện cơ, điện não, vv…).

 

Tổn thương phần mềm Tỷ lệ thương tật (%)
I. Sẹo vết thương phần mềm
1. Số lượng sẹo ít, kích thước nhỏ 1 – 3
2. Số lượng sẹo nhiều, kích thước nhỏ 4 – 7
3. Số lượng sẹo nhiều kích thước trung bình hoặc số lượng sẹo ít kích thước lớn 8- 10
4. Số lượng sẹo nhiều, kích thước lớn 11 – 15
   Ghi chú: Nếu ảnh hưởng chức năng thì cộng thêm tỷ lệ ảnh hưởng chức năng.

Nếu tổng diện tích sẹo trên 1% diện tích cơ thể thì cứ 1% diện tích cơ thể tăng thêm 2% (cộng lùi).

II. Sẹo vết thương phần mềm ảnh hưởng thẩm mỹ
1. Số lượng sẹo ít, kích thước trung bình trở xuống 6 – 7
2. Số lượng sẹo nhiều, kích thước nhỏ 8 – 10
3. Số lượng sẹo nhiều kích thước trung bình hoặc số lượng sẹo ít kích thước lớn 11 – 15
4. Số lượng sẹo nhiều, kích thước lớn. 16 – 20
III. Sẹo vết thương vùng mặt không ảnh hưởng thẩm mỹ

(Tính như sẹo vết thương phần mềm)   

IV. Sẹo vết thương vùng mặt có ảnh hưởng thẩm mỹ
1. Kích thước sẹo nhỏ 11 – 15
2. Kích thước sẹo trung bình, mặt biến dạng ít nhưng có ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thở 26 – 30
3. Kích thước sẹo lớn, mặt biến dạng và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thở 41 – 45
4. Kích thước sẹo lớn, mặt biến dạng và trở ngại đến chức năng ăn nhai, cử động cổ 61 – 65
V. Sẹo niêm mạc miệng (Tính như sẹo vết thương phần mềm)
VI.Vết thương làm dập nát mất nhiều cơ để lại sẹo rúm dính, co kéo ảnh hưởng nhiều đến chức năng của bộ phận:  

 

1. Sẹo ở vùng hàm mặt, mắt, mũi, tai (đã có phần riêng)
2. Sẹo ở vùng cổ, co kéo làm hạn chế các động tác quay, ngửa, nghiêng cổ, cúi ngẩng đầu 11 – 15
3. Sẹo lõm sâu, kích thước lớn, co kéo do mất nhiều cơ ngực diện tích 4-5 khoang liên sườn hay cơ bụng vùng thượng vị làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp 21 – 25
4. Sẹo lõm sâu, kích thước lớn, dính, co kéo do mất một phần cơ Delta, cơ đai vai, hạn chế các động tác cánh tay. 21 – 25
5. Sẹo lõm lớn do mất một phần lớn cơ nhị đầu hoặc tam đầu làm yếu cánh tay 16 – 20
6. Sẹo làm mất một phần cơ mông to 11 – 15
7. Sẹo làm mất một phần cơ tứ đầu đùi, làm yếu chân 16 – 20
VII. Sẹo vùng khớp gây hạn chế vận động

(Tính tỷ lệ của hạn chế vận động khớp và sẹo vết thương phần mềm)

VIII. Vết thương chưa thành sẹo

(Tính như sẹo vết thương phần mềm)

IX. Dị vật phần mềm  
1. Còn dị vật không có di chứng 3 – 5
2. Vết thương phần mềm còn dị vật gây ảnh hưởng chức năng, chức phận của bộ phận mang mảnh: Tỷ lệ được tính theo di chứng chức năng của cơ quan bộ phận đó
X. Tổn thương móng tay, móng chân  
1. Móng tay hoặc móng chân bị đổi màu, sần sùi có vằn ngang dọc hoặc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát (một chi)  
1.1.  Từ một đến ba móng 1 – 5
1.2. Từ bốn đến năm móng 6 – 10
2. Cụt, rụng móng tay hoặc móng chân của một chi
2.1. Từ một đến ba móng 6 – 10
2.2. Từ bốn đến năm móng 11 –  15

 

1900.0191