Công ty Luật tư vấn Thừa kế tại Nghệ An – Chia thừa kế của người trước đây chưa ly hôn nhưng đã kết hôn với người khác

Công ty Luật tư vấn Thừa kế tại Nghệ An – Chia thừa kế của người trước đây chưa ly hôn nhưng đã kết hôn với người khác

Cha tôi kết hôn với mẹ tôi năm 1980 có đăng ký kết hôn tại TP Hồ Chí Minh và có hai người con là 2 anh em tôi. Sau đó ly thân (chưa ra tòa ly hôn). Năm 2004 cha tôi kết hôn với người vợ thứ 2, có thêm 1 người con nữa (không biết bằng cách nào cũng có giấy đăng ký kết hôn ở Tây Ninh). Nay cha tôi chết thì di sản được chia cho ai: mẹ ruột tôi, anh em tôi hay mẹ kế và con của mẹ kế đó. Xin cảm ơn!

Gửi bởi: Võ Thành Tân

Trả lời có tính chất tham khảo

1. Trước hết, bạn phải làm rõ trường hợp kết hôn của bố bạn với người vợ thứ hai

Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình là: Hôn nhân một vợ, một chồng. Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch:Khi một người làm thủ tục kết hôn hay ly hôn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người đó đều ghi vào sổ hộ tịch. Do vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của một người luôn nắm rõ các vấn đề về hộ tịch của người đó. Trong trường hợp người đó làm thủ tục đăng ký kết hôn ở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú thì cán bộ quản lý hộ tịch sẽ căn cứ vào tình trạng hôn nhân của người đó còn lưu trong sổ hộ tịch để xác định người đó có đủ điều kiện kết hôn hay không. Nếu người đó không làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã nơi thường trú (mà làm ở UBND cấp xã nơi vợ/chồng người đó cư trú) thì người đó vẫn phải về Ủy ban nhân dân nơi thường trú của mình để xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phục vụ cho mục đích kết hôn.

Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn ở Tây Ninh thì cha bạn phải nộp Tờ khai về tình trạng hôn nhân của mình và nêu rõ: Trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục Bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao Giấy chứng tử. Trường hợp, bố bạn không có hộ khẩu thường trú ở Tây Ninh thì phải về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú để xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bố bạn làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Từ những phân tích ở trên thì có thể thấy thủ tục đăng ký kết hôn của bố bạn ở Tây Ninh có một số vấn đề cần phải làm rõ. Việc kết hôn của bố bạn và người vợ thứ hai bị coi là kết hôn trái pháp luật – là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Cụ thể như sau: Việc kết hôn của bố bạn đã vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình:

– Nam từ 20 tuổi trở lên, Nữ từ mười tám tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các điều cấm sau đây: Cấm người đang có vợ hoặc có chồng; Cấm người mất năng lực hành vi dân sự; Cấm giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Cấm giữa cha, mẹ nuôi vơí con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố mẹ chồng với con dâu, con rể; bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ/chồng; Cấm giữa nhưng người cùng giới tính

Về mặt pháp lý thì mẹ của bạn vẫn là người vợ hợp pháp của bố bạn.

Bạn có thể yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật của bố bạn. Căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quan đăng ký kết hôn xóa đăng ký kết hôn trong Sổ đăng ký kết hôn.

2. Về chia di sản thừa kế của bố bạn (trường hợp không có di chúc).

Những người thừa kế của bố bạn được xác định theo Điều 676 Bộ luật Dân sự:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Từ quy định trên thì có thể xác định chắc chắn: hai anh em bạn và người con riêng của bố bạn đều được hưởng di sản thừa kế do bố bạn để lại vì pháp luật không phân biệt con đẻ, con nuôi, con trong giá thú hay con ngoài giá thú.

Về người thừa kế là người vợ thì mẹ bạn là người vợ hợp pháp nên mẹ bạn sẽ là người được hưởng di sản thừa kế của bố bạn.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình

Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch

Trả lời bởi: CTV3

1900.0191