Tôi có quyền đòi quyền lợi khi đất cho tặng chưa sang tên bị phát mại không?

Câu hỏi:

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Bố mẹ tôi cho tôi một mảnh đất nhưng chưa sang tên quyền sử dụng đất. Vợ chồng tôi đã san lấp mặt bằng, xây nhà, trồng cây trên mảnh đất này. Tuy nhiên, bây giờ bố mẹ tôi lại ký bảo lãnh vay ngân hàng cho cháu bằng mảnh đất này, vợ chồng tôi không biết và ngân hàng không lấy ý kiến vợ chồng tôi. Nay ngân hàng phát mại mảnh đất, tôi có quyền đòi quyền lợi của mình trên mảnh đất không ?

 

 

Trả lời:

Trường hợp thứ nhất: Nếu giữa bố mẹ và bạn không có hợp đồng tặng cho tài sản

Bố mẹ bạn vẫn đứng tên trên quyền sử dụng đất nên trường hợp này bố mẹ bạn vẫn có toàn quyền định đoạt đối với mảnh đất này, trong đó có quyền thực hiện ký bảo lãnh tại ngân hàng bằng mảnh đất mà không cần hỏi ý kiến của bạn. Bạn không có quyền đối với mảnh đất này nên khi ngân hàng phát mại, bạn sẽ không có quyền đòi quyền lợi.

Trường hợp thứ hai: Nếu giữa bố mẹ bạn và bạn có hợp đồng tặng cho mảnh đất, đã có công chứng, chứng thực, nhưng bạn vẫn chưa thực hiện đăng kí quyền sử dụng đất.

Đối với tặng cho quyền sử dụng đất, khi chưa đăng ký sang tên, bố mẹ bạn vẫn có thể sử dụng quyền sử dụng đất trên để thế chấp. Khi ngân hàng thực hiện việc phát mại, bạn cũng sẽ không có quyền lợi trong trường hợp này.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 467 Bộ luật dân sự 2005 thì:

“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.

Ngân hàng sẽ chỉ được quyền phát mãi đối với quyền sử dụng đất mà không được phát mãi nhà của bạn. Bạn có thể thu thập các chứng cứ chứng minh việc mình là người bỏ chi phí, thực hiện việc xây nhà. Sau đó, bạn yêu cầu thanh toán phần chi phí trên khi ngân hàng thực hiện việc phát mại ngôi nhà (nếu có).

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự


 

 

 

Wiki Luật kính đáp!

    Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.

    Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.

    Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.

Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến!

Tham khảo thêm:

1900.0191