Công ty Luật tư vấn Thừa kế tại Yên Bái – Người thừa kế không ký vào văn bản phân chia di sản

Công ty Luật tư vấn Thừa kế tại Yên Bái – Người thừa kế không ký vào văn bản phân chia di sản

Bố tôi đã chết không để lại di chúc, mẹ tôi còn sống. Gia đình tôi muốn làm thủ tục phân chia di sản thừa kế của cha tôi. Cha, mẹ tôi có số 6 người con, trong đó người anh trai đầu tôi là Phan Sỹ N chết năm 2009. Anh N có hai người con đều trên 18 tuổi, nhưng hai người con của anh N không đồng ý ký tên vào văn bản phân chia di sản mà không nêu lý do. Đã hai năm rồi chúng tôi không làm được các thủ tục cần thiết để phân chia di sản. Vậy xin hỏi chúng tôi phải làm như thế nào cho đúng luật ?

Gửi bởi: Phan Thi Nguyet

Trả lời có tính chất tham khảo

Do bố bác chết không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật. Người thừa kế được xác định theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Đối với trường hợp bác Phan Sỹ N (anh trai cả của bác) đã chết năm 2009 thì sẽ xảy ra một trong hai trường hợp như sau:

(i) Trường hợp thứ nhất: Nếu bác N chết trước bố của bác: Theo quy định tại Ðiều 677 Bộ luật dân sự về thừa kế thế vị, hai người con của bác N sẽ được hưởng phần di sản mà bác N được hưởng nếu còn sống;

(ii) Trường hợp thứ hai: Nếu bác N chết sau bố của bác: Tại thời điểm mở thừa kế của bố bác (thời điểm bố bác chết), bác N vẫn được hưởng di sản do bố bác để lại. Đến nay, khi tiến hành phân chia di sản do bố bác để lại, bác N đã chết nên những người thừa kế của bác N sẽ đứng ra hưởng thay phần di sản mà bác N đã được hưởng; trong số những người thừa kế này có hai người con của bác N.

Như vậy, khi gia đình bác làm thủ tục phân chia di sản do bố bác để lại thì phải có sự đồng ý của tất cả những người thừa kế của bố bác và của cả hai người con của bác N (với tư cách là người thừa kế thế vị hoặc là người hưởng thay phần di sản của bác N). Gia đình bác nên tiến hành họp mặt những người thừa kế để thỏa thuận những việc như:

– Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này;

– Cách thức phân chia di sản.

Tại cuộc họp này, những người thừa kế có thể tìm hiểu nguyên nhân tại sao người con của bác N không đồng ý ký tên vào văn bản phân chia di sản; từ đó cùng đưa ra hướng giải quyết phù hợp, hài hòa lợi ích của các bên.

Trong trường hợp những người thừa kế không thể thỏa thuận để tiến hành phân chia di sản của bố bác theo quy định của pháp luật thì có quyền khởi kiện tới tòa án có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản. Khi khởi kiện, người thừa kế phải làm đơn khởi kiện với các nội dung chính quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự:

Bác cũng lưu ý, thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (theo Ðiều 645 Bộ luật dân sự).

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Bộ luật 24/2004/QH11 Tố tụng dân sự

Tham khảo thêm:

1900.0191