Giá trị của biên bản tòa án khi đương sự không đồng ý ký nhận

Giá trị của biên bản tòa án khi đương sự không đồng ý ký nhận:

  • Căn cứ luật tố tụng dân sự 2015.
  • Căn cứ vào điều 236 luật tố tụng dân sự 2015.

 Biên bản của toàn án có giá trị khi :

1. Biên bản phiên tòa phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Các nội dung chính trong quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại khoản 1 Điều 220 của Bộ luật này;

b) Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa;

c) Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa.

2. Ngoài việc ghi biên bản phiên tòa, Hội đồng xét xử có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.

3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký phiên tòa ký biên bản đó.

4. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.

Bởi vậy nếu đương sự không đồng ý nhận vào biên bản thì biên bản đó sẽ không có giá trị tuyệt đối.

Đương sự không đồng ý ký vào biên bản thì phải nêu rõ lý do không chấp nhận và ghi vào biên bản phiên tòa.

Đương sự  nếu cảm thấy biên bản chưa thực sự đầy đủ hoặc không chính xác thì có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Trong trường hợp, yêu cầu không được chấp nhận thì chủ tọa phiên tòa phải thông báo cho người có yêu cầu biết. Tuy nhiên, người bị bác bỏ yêu cầu vẫn có quyền làm đơn nêu rõ ý kiến của mình và đơn này được đưa vào hồ sơ vụ án.

1900.0191