Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật là gì, những trường hợp nào sẽ sử dụng Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật, xin mời các bạn cùng theo dõi những hướng dẫn chi tiết của chúng tôi.
Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật, Hợp đồng cung cấp thuốc sử dụng trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
1, Bối cảnh sử dụng Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật
– Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong trường hợp phát sinh nhu cầu mua bán thuốc bảo vệ thực vật giữa các bên. Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán thuốc bảo vệ thực vật của cả bên mua và bên bán, cung cấp cho nhu cầu thiết yếu của người dân.
– Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện giao kết giữa hai bên chủ thể trong hợp đồng. Theo đó, người bán có nghĩa vụ giao thuốc cho người mua và người mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho người bán.
2, Quy định pháp luật về thuốc bảo vệ thực vật
2.1, Quy định về sản xuất thuốc BVTV
– Để sản xuất thuốc BVTV, cơ sở sản xuất phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 61, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Luật BV&KDTV) và được hướng dẫn cụ thể từ Điều 26 đến 29 của Thông tư 21/2015/TT -BNNPTNT.
– Một trong những điều kiện đó là: Cơ sở sản xuất thuốc có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc, phải bảo đảm khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi; nhà xưởng phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500m; phải đảm bảo được các yêu cầu về xử lý ô nhiễm môi trường; phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn…
– Bên cạnh đó còn phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2, Điều 62 của luật này như: Chỉ sản xuất thuốc trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; sản xuất thuốc BVTV phải đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; bồi thường thiệt hại trong trường hợp do lỗi của cơ sở sản xuất; …
2.2, Quy định về buôn bán thuốc BVTV
– Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc BVTV phải bảo đảm 3 điều kiện theo quy định tại Điều 63 Luật BV&KDTV, và được cụ thể hóa tại các Điều 32, 33, 34 Thông tư 21/2015/TT – BNNPTNT.
– Trong đó: Chủ cơ sở buôn bán và người trực tiếp bán thuốc BVTV phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học, hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc BVTV; cửa hàng có diện tích tối thiểu là 10m2, không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện; phải cách xa nguồn nước tối thiểu 20 mét; không được bán thuốc BVTV chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y … Bên cạnh đó còn phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2, Điều 64 Luật BV&KDTV như: Chỉ được buôn bán thuốc thành phẩm có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; hướng dẫn sử dụng thuốc cho người mua theo đúng nội dung của nhãn thuốc; bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở buôn bán thuốc BVTV…
2.3, Quy định về sử dụng thuốc BVTV
– Theo khoản 2, điều 72 Luật BV&KDTV: Người sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc “Bốn đúng” (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách); tuân thủ thời gian cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái; thực hiện đúng hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc; chỉ được sử dụng thuốc trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; phải bảo quản thuốc, thu gom bao gói thuốc sau khi sử dụng để đúng nơi quy định; bồi thường thiệt hại do sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định gây ra…
2.4, Quy định về xử phạt vi phạm quy định trong việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV
– Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sản xuất, kinh danh thuốc BVTV mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Về xử phạt hành chính: Hành vi vi phạm và chế tài xử lý vi phạm quy định về sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV được quy định tại các Điều 24, 25, 26 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016.
+ Vi phạm quy định sản xuất thuốc BVTV: Mức phạt tiền thấp nhất là 5 triệu đồng, cao nhất 50 triệu đồng. Nếu sản xuất thuốc trong Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 100kg (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm thì sẽ chuyển sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Vi phạm quy định buôn bán thuốc BVTV: Mức phạt thấp nhất là 1 triệu đồng, cao nhất là 50 triệu đồng. Nếu buôn bán thuốc trong Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 50kg (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm thì chuyển sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Ngoài ra, hành vi vi phạm trong sản xuất, buôn bán thuốc BVTV còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung; buộc khắc phục hậu quả như tước quyền sử dụng Giấy phép; buộc tiêu hủy thuốc BVTV trong Danh mục cấm…
+ Vi phạm quy định sử dụng thuốc BVTV: Mức thấp nhất là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000 đồng; mức cao nhất là 5 triệu đồng; buộc tiêu hủy thuốc trong Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng, khắc phục ô nhiễm môi trường…
– Về xử lý hình sự: Sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV cấm sử dụng (có khối lượng nêu trên) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 155, Bộ luật Hình sự; sản xuất, buôn bán thuốc BVTV giả có thể bị truy cứu về “tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi” theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự.
2.5, Quy định về nhãn thuốc BVTV
– Điều 71 quy định Bao gói, nhãn thuốc bảo vệ thực vật trong Luật bảo vệ và kiểm định thực vật năm 2013 như sau:
– Bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Vật liệu phải bền chắc, không bị thuốc bảo vệ thực vật chứa bên trong ăn mòn, phá hủy, rò rỉ, phát tán thuốc ra ngoài;
- Không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc bảo vệ thực vật;
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bao gói thuốc bảo vệ thực vật hoặc tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật công bố áp dụng;
- Không gây nguy hiểm cho người, động vật và môi trường.
– Thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường phải có nhãn đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Ngôn ngữ bằng tiếng Việt;
- Chứa thông tin đầy đủ hướng dẫn người sử dụng thuốc an toàn;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và hướng dẫn của Hệ thống hàng hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
- Nhãn thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp với nội dung mẫu nhãn đã đăng ký với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy cách, vật liệu, kiểm tra, kiểm định bao gói thuốc và hướng dẫn cụ thể việc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật.
– Ngoài ra, theo Điều 63 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định về nguyên tắc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật như sau:
+ Thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn phù hợp với quy định về nhãn hàng hóa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ, hướng dẫn của Hệ thống hàng hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS) và của Thông tư này.
+ Mức độ nguy hại của thuốc bảo vệ thực vật được thể hiện trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật và Phiếu an toàn hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật. Phân loại nguy hại thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy tắc, hướng dẫn kỹ thuật của GHS, dựa trên nguy hại vật chất; mức độ nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Chi tiết các nhóm phân loại nguy hại thuốc bảo vệ thực vật quy định chi tiết tại Phụ lục XXXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Màu sắc, cách trình bày của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
– Theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định về màu sắc, ngôn ngữ, cách trình bày của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật như sau:
+ Màu sắc:
- Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu, ghi trên nhãn phải rõ ràng;
- Chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn đối với những nội dung bắt buộc trên nhãn (ví dụ: đen – trắng, đen – vàng nhạt, nâu đậm – trắng, xanh tím than – trắng);
- Màu nền nhãn không được trùng với màu chỉ độ độc của thuốc bảo vệ thực vật.
– Cách trình bày:
- Cỡ chữ tối thiểu của nhãn là 8 (point), phông chữ Times New Roman (hoặc tương đương);
- Không in chữ dọc, chéo hoặc uốn lượn;
- Nếu in các hình ảnh, hình vẽ minh họa sinh vật gây hại hoặc cây trồng trên nhãn thì chỉ in các đối tượng đã được đăng ký;
- Không in hình chìm dưới các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn;
- Tên hoạt chất chỉ được ghi trên nhãn ở mục “thành phần”.
– Ngôn ngữ trình bày trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
- Ngôn ngữ ghi trên nhãn là tiếng Việt;
– Những nội dung sau có thể ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La-tinh:
- Tên thông thường của hoạt chất;
- Tên thông thường hoặc tên khoa học các thành phần, thành phần định lượng của thuốc trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
- Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
- Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
Điều 67. Nội dung ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
1. Nội dung ghi trên nhãn phải trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của thuốc bảo vệ thực vật (kể cả tờ hướng dẫn sử dụng), đúng với quy định tại Mục 2 của Chương này và Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
2. Việc thay đổi các nội dung ghi trên nhãn phải được Cục Bảo vệ thực vật chấp thuận
– Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm trong Điều 68 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT bao gồm:
- Tên thương phẩm;
- Loại thuốc;
- Dạng thành phẩm;
- Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất;
- Định lượng;
- Số đăng ký;
- Ngày sản xuất;
- Số lô sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Xuất xứ
- Thông tin tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm;
- Thông tin về tổ chức, cá nhân đăng ký, phân phối;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
- Thông tin về mối nguy;
- Hướng dẫn các biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn;
- Tên, hàm lượng của dung môi, phụ gia làm thay đổi độ độc cấp tính của thuốc thành phẩm (nếu có).
3, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép kinh doanh
Theo Thông tư 19/2021/TT-BNNPTNT ban hành ngày 28/12/2021, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, gồm có:
– Thuốc sử dụng trong nông nghiệp: 1.628 hoạt chất với 3.998 tên thương phẩm (hiện hành là 1.795 hoạt chất với 4.153 tên thương phẩm).
– Thuốc trừ mối: 14 hoạt chất với 20 tên thương phẩm (hiện hành là 15 hoạt chất với 25 tên thương phẩm).
– Thuốc bảo quản lâm sản: 7 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
– Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm (hiện hành là 10 tên thương phẩm).
– Thuốc sử dụng cho sân golf (gồm thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc điều hòa sinh trưởng): 04 hoạt chất với 04 tên thương phẩm.
– Thuốc xử lý hạt giống (gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh): 22 hoạt chất với 29 tên thương phẩm (hiện hành là 28 tên thương phẩm).
– Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
4, Điều kiện kinh doanh mua bán thuốc bảo vệ thực vật
4.1, Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
– Điều kiện nhân lực: Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
– Điều kiện địa điểm: Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.
– Điều kiện kho thuốc bảo vệ thực vật:
+ Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
+Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.
4.2, Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Tổ chức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 61 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:
1. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học, nông học; người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn, kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật.
2. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải được bố trí trong khu công nghiệp và đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
3. Thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng quy trình, công nghệ sản xuất và đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
4. Hệ thống xử lý chất thải rắn, khí thải, nước thải phải đáp ứng quy định pháp luật và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp.
5. Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì phải có hợp đồng kiểm tra chất lượng với phòng thử nghiệm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.
6. Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương do các tổ chức chứng nhận đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp cấp.
5, Những điều khoản cơ bản của Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật
– Căn cứ pháp luật
– Thông tin bên mua & bên bán
– Điều khoản về hàng hóa
+ Tên hàng hóa
+ Chất lượng hàng hóa
+ Số lượng
+ Giá tiền
– Điều khoản về trách nhiệm và quyền lợi của bên mua và bên bán
– Điều khoản về vận chuyển, phương thức giao nhận hàng hóa
– Điều khoản về thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán
– Điều khoản về đặt cọc
– Điều khoản về thực hiện hợp đồng
+ Thời hạn thực hiện hợp đồng
+ Gia hạn hợp đồng
– Điều khoản về tranh chấp và giải quyết tranh chấp
– Điều khoản về vi phạm hợp đồng và chế tài xử lý vi phạm hợp đồng
– Điều khoản về chấm dứt hợp đồng, hợp đồng bị gián đoạn do lý do bất khả kháng
– Cam kết của bên mua và bên bán
– Điều khoản chung
– Chữ ký của các bên
6, Điều khoản về vận chuyển trong hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật có gì đặc biệt
– Việc vận chuyển thuốc BVTV đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ rất nhiều các nguyên tắc vì đây là một loại thuốc khá nguy hiểm, gây độc hại. Nếu trong quá trình vận chuyển xảy ra sự cố thì không chỉ gây thiệt hại tới hợp đồng mà còn gây ảnh hưởng đến nguồn nước, môi trường
– Điều khoản về vận chuyển trong hợp đồng mua bán thuốc BVTV đặc biệt vì không chỉ quy định về phương tiện vận chuyển mà còn yêu cầu về bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc BVTV trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt hơn điều khoản về vận chuyển thuốc BVTV còn quy định về các yêu cầu đối với người vận chuyển thuốc BVTV như sau
- Người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật như: độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn và phải biết xử lý sơ bộ khi sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm;
- Người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ngoài các chứng chỉ về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước còn phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
- Người áp tải hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.
7, Mẫu Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………………,ngày………tháng………năm……
HỢP ĐỒNG MUA BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Số:……../HĐMB-……..)
– Căn cứ Bộ Luật dân sự 2015
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020
– Căn cứ Luật Thương mại 2005
– Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của mỗi bên
Hôm nay, ngày….. tháng…….năm………tại địa chỉ……………………, chúng tôi gồm:
Bên bán (Bên A):
Tên cơ sở:…………………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở:……………………………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số:………………. do…………. cấp ngày…/…/….
Hotline:…………………………..
Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………………………………. Chức vụ:……………………..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:…………………
Căn cứ đại diện:…………………………………..
Số tài khoản:……………….Chi nhánh:……………..-Ngân hàng:………………………
Bên Mua (Bên B)
Tên cơ sở:…………………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở:……………………………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số:………………. do…………. cấp ngày…/…/….
Hotline:…………………………..
Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………………………………. Chức vụ:……………………..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:…………………
Căn cứ đại diện:…………………………………..
Số tài khoản:……………….Chi nhánh:……………..-Ngân hàng:………………………
Sau khi thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình, hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật với các điều khoản dưới đây
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
A, Hàng hóa
– Bên A nhận cung cấp và Bên B nhận tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật do Bên A chế biến, đóng chai, đóng gói và phân phối (Các loại thuốc bảo vệ thực vật do Bên A đứng tên đăng ký hoặc được uỷ quyền cung ứng có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành).
– Việc cung cấp hàng hoá được thực hiện dưới 2 hình thức : Mua bán và gửi bán khách hàng sau đó hoàn hoá đơn GTGT.
– Đối với hình thức Mua bán hàng hoá : Bên A sẽ xuất Hoá đơn GTGT (giá trị gia tăng) khi bán hàng cho bên B. Hoá đơn GTGT phải phù hợp với quy định của Nhà nước Việt Nam, đồng thời trên hoá đơn phải được thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung (tên hàng hoá, số lượng, đơn giá, thành tiền.v.v).
– Đối với hình thức gửi bán hàng hoá : Bên A sẽ xuất hoá đơn hàng gửi bán cho khách hàng chậm nhất đến hết thời hạn gửi bán được thỏa thuận nếu bên B không có ý kiến gì bằng văn bản. Bên A sẽ hoàn Hoá đơn GTGT theo đơn giá bán quy định tại thời điểm hoàn hóa đơn của bên A. Hoá đơn hàng gửi bán phải phù hợp với qui định của Nhà nước Việt Nam.
B, Chất lượng hàng hóa
– Chất lượng hàng hoá do Bên A cung cấp phải phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng đã đăng ký.
– Hàng hoá phải được chứa đựng trong phuy, chai, gói phù hợp với nhu cầu của Bên B, đồng thời phải đảm bảo độ kín khít, tránh rò rỉ và bục vỡ.
C, Số lượng – chủng loại hàng hóa
– Bên A cung cấp hàng hóa theo số lượng và chủng loại do bên B yêu cầu bằng đơn đặt hàng hoặc qua điện thoại
D, Giá cả hàng hóa
– Giá cả hàng hóa được tính theo giá quy định của bên A tại thời điểm cung cấp
– Giá ghi trên hóa đơn hàng gửi bán cho khách hàng được ghi theo giá bán của bên A
ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN
A, Trách nhiệm và quyền lợi của Bên A
Trách nhiệm của Bên A.
– Cung cấp kịp thời, đầy đủ các chủng loại hàng hoá đảm bảo chất lượng như đã đăng ký, đúng theo thời gian và địa điểm do bên B yêu cầu;
– Xử lý kịp thời những yêu cầu chính đáng của bên B về chính sách bán hàng (nếu có), giá cả và chất lượng hàng hoá;
– Cung cấp tờ bướm, tài liệu về sản phẩm và phối hợp thực hiện tuyên truyền quảng bá sản phẩm theo đề nghị của bên B (nếu có);
– Thông báo kịp thời giá cả hàng hoá cho bên B khi có thay đổi;
– Thực hiện đúng các quy định trong Chính sách bán hàng đã ban hành (nếu có) .
Quyền lợi của Bên A.
– Có quyền yêu cầu Bên B thanh toán đúng hạn ghi trên hoá đơn bán hàng và thực hiện các quy định trong Chính sách bán hàng (nếu có);
– Có quyền tạm dừng cấp hàng và không thực hiện chính sách bán hàng (nếu có) khi Bên B không thực hiện đúng các quy định trong Chính sách bán hàng cũng như các nội dung điều khoản quy định trong Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật này;
– Có quyền không nhận lại hàng hoá tồn kho đã quá hạn sử dụng mà Bên B đã mua của Bên A theo hoá đơn GTGT. Trong trường hợp đặc biệt khi có đề nghị của Bên B bằng văn bản được bên A đồng ý, Bên A có thể giúp Bên B tái chế, xử lý các loại hàng hoá không phù hợp trên cơ sở phù hợp với điều kiện và khả năng của Bên A. Mọi chi phí cho việc tái chế và xử lý hàng hoá do Bên B chịu.
– Có quyền khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên là 10%/tổng thu nhập (nếu có).
B, Trách nhiệm và quyền lợi của Bên B
Trách nhiệm của Bên B.
– Cung cấp cho Bên A giấy phép đăng ký kinh doanh (bản photo có công chứng) còn hiệu lực;
– Cung cấp cho Bên A giấy phép hành nghề (bản photo có công chứng) còn hiệu lực;
– Đăng ký kế hoạch tiêu thụ hàng hoá cho Bên A theo mùa vụ, năm;
– Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền hàng cho Bên A (theo hoá đơn bán hàng GTGT);
– Không được bán sản phẩm của bên A dưới giá mua;
– Thông báo kịp thời cho Bên A mọi yếu tố có liên quan có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của Bên A như: Mùa vụ, Giá cả, chính sách, chất lượng sản phẩm và các sản phẩm cạnh tranh.v.v trong khu vực;
– Chịu trách nhiệm trong việc bảo quản, lưu thông hàng hoá, kho tàng, an toàn vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nhà nước.
– Tuyên truyền, hướng dẫn cho người sử dụng về sản phẩm của bên A theo đúng khuyến cáo;
– Chịu trách nhiệm bồi thường nếu để xảy ra hư hỏng, mất mát đối với hàng hoá do Bên A gửi bán tại Bên B.
– Chịu trách nhiệm đối với mọi vấn đề phát sinh có liên quan đến pháp luật tại bên B.
Quyền lợi của Bên B.
– Được hưởng đầy đủ các chế độ như: Lãi suất thanh toán, Chiết khấu bán hàng, khuyến mãi và các chính sách khác … (nếu có) của Bên A khi thực hiện đúng quy định trong chính sách bán hàng;
– Có quyền yêu cầu Bên A tổ chức hội nghị nông dân nhằm giới thiệu tính năng, tác dụng và kỹ thuật sử dụng hàng hoá do Bên A cung cấp (nếu có);
– Có quyền không nhận và trả lại cho Bên A các chủng loại hàng hoá không đảm bảo chất lượng như đăng ký (hàng hoá còn hạn sử dụng), sai giá, sai lượng.
ĐIỀU 3: VẬN CHUYỂN VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN HÀNG HÓA
A, Vận chuyển
1, Yêu cầu đối với người vận chuyển
– Người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật như: độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn và phải biết xử lý sơ bộ khi sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm;
– Người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ngoài các chứng chỉ về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước còn phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
– Người áp tải hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.
2, Yêu cầu về bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc trong quá trình vận chuyển
– Phải được làm bằng các vật liệu dai, bền, ít thấm nước;
– Phải dán hình đồ cảnh báo với hình đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch và các hình đồ cảnh báo tương ứng với tính chất của thuốc bảo vệ thực vật được vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Thông tư này. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên mỗi thùng đựng thuốc bảo vệ thực vật là 100 x 100 mi-li-mét (mm) và dán trên container là 250 x 250 mi-li-mét (mm);
– Phải có báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, màu vàng cam, ở giữa ghi mã số Liên hợp quốc (UN), kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300 x 500 mi-li-mét (mm) theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư này, vị trí ở phía dưới hình đồ cảnh báo. Đối với bao bì và thùng chứa thuốc thì báo hiệu nguy hiểm có kích thước nhỏ hơn phù hợp với tỷ lệ với bao bì và thùng chứa nhưng phải đảm bảo nhìn rõ báo hiệu nguy hiểm.
3, Phương tiện vận chuyển
– Các phương tiện vận tải thông thường được các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành để vận chuyển hàng hóa thì được chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
– Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau:
+ Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thuốc bảo vệ thực vật khi vận chuyển;
+ Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng đảm bảo không thấm nước trong quá trình vận chuyển;
+ Không dùng xe rơ móc để chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
– Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.
– Phương tiện chuyên chở các thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật phải được dán hình đồ cảnh báo của loại nhóm hàng đang vận chuyển. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên phương tiện là 500 x 500 mi-li-mét (mm). Vị trí dán hình đồ cảnh báo ở hai bên và phía sau phương tiện.
B, Phương thức giao nhận hàng hóa
– Bên A giao hàng cho Bên B tại một địa điểm cố định mà Bên B đăng ký. Trong trường hợp Bên B nhận hàng tại kho của Bên B thì sẽ được Bên A thanh toán khoản tiền vận chuyển tương ứng (theo quy định của Bên A).
– Bên B có trách nhiệm kiểm đếm số lượng và chất lượng hàng hoá khi giao nhận với Bên A.
– Bốc xếp hàng hoá: Mỗi bên chịu một đầu (đầu bên nào, bên đó chịu).
– Khi giao hàng phải có hoá đơn GTGT và các giấy tờ khác kèm theo lô hàng (nếu có).
ĐIỀU 4: THỜI HẠN THANH TOÁN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
A, Thời hạn thanh toán
– Đối với hàng xuất bán: Hàng hoá xuất bán sẽ được Bên A viết hoá đơn GTGT với hạn thanh toán là …… ngày kể từ ngày viết hoá đơn.
+ Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho Bên A trước thời hạn ….. ngày. Trong trường hợp khách quan, Bên B có thể đề xuất gia hạn thời gian nợ nhưng không quá ….. ngày kể từ ngày xuất hóa đơn GTGT.
– Lãi suất thanh toán được tính như sau:
+ Trường hợp Bên B thanh toán tiền hàng từ ngày thứ …. đến ngày thứ …. (kể từ ngày viết hoá đơn GTGT) thì được hưởng mức chiết khấu thanh toán là: …….%/ngày trả trước (tính trên tổng số tiền thanh toán).
+ Trường hợp Bên B thanh toán tiền hàng từ ngày thứ …. trở đi (kể từ ngày viết hoá đơn GTGT) thì sẽ phải chịu lãi suất quá hạn là …… %/ngày (tính trên tổng số nợ quá hạn).
+ Trường hợp Bên B nợ quá hạn …. ngày thì bên A sẽ xem xét và có quyền tạm ngưng cung cấp hàng cho Bên B để giải quyết việc thanh toán nợ quá hạn.
+ Trong trường hợp Bên B không tự giác thanh toán nợ quá hạn thì Bên A sẽ có quyền trừ khoản nợ quá hạn này vào số tiền chiết khấu mà Bên B được hưởng.
– Đối với hàng gửi bán: Hàng hoá gửi bán bán sẽ được Bên A viết hoá đơn hàng gửi bán. Thời hạn gửi bán chậm nhất là …. ngày (kể từ ngày viết hoá đơn hàng gửi bán). Trong thời gian …. ngày nếu Bên B bán được hàng thì Bên B có trách nhiệm thông báo cho Bên A để Bên A hoàn hoá đơn GTGT.
Sau thời hạn gửi bán mà bên B không bán được hàng, Bên A sẽ tiến hành thu hồi số hàng gửi bán còn tồn kho tại Bên B.
B, Phương thức thanh toán
Bên B thanh toán cho bên A dưới các hình thức:
□ Tiền mặt □ Chuyển khoản qua ngân hàng.
Trong trường hợp Bên B thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, Bên A sẽ thanh toán phí chuyển tiền cho bên B vào cuối vụ.
ĐIỀU 5: ĐẶT CỌC
– Bên B đặt cọc cho bên A số tiền … % giá trị Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật vào ngày…sau khi ký kết hợp đồng để đảm bảo việc bên B sẽ nhập toàn bộ thuốc như đã thỏa thuận từ bên A
– Tiền đặt cọc sẽ được hoàn lại hoặc khẩu trừ trong các lần thanh toán của bên B
– Trường hợp bên B đã thanh toán tiền cọc cho bên A mà bên B đổi ý vì bất kỳ lý do nào không mua thuốc của bên A, bên A có quyền bán cho bên thứ 3 và bên B mất khoản tiền cọc đã thanh toán
Nếu bên B không thanh toán tiền cọc đúng hạn bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng
– Ngược lại nếu bên A không thực hiện cung cấp thuốc cho bên B như đã thỏa thuận thì phải trả lại tiền cọc cho bên B đồng thời thanh toán cho bên B khoản tiền bằng … % giá trị Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật
ĐIỀU 6: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
1. Hợp đồng có thời hạn:…..
Ngày bắt đầu:….
Ngày kết thúc:…..
2. Gia hạn hợp đồng:
– Theo thỏa thuận của các bên nhưng phải thông báo trước cho bên còn lại trong vòng … ngày trước khi hợp đồng hết hạn và nêu rõ lý do. Hợp đồng chỉ được gia hạn khi có sự đồng ý của cả hai
– Sự kiện bất khả kháng kéo dài khiến hợp đồng không thể thực hiện theo đúng thỏa thuận và phải tạm hoãn, thời gian tạm hoãn không tính vào thời gian thực hiện hợp đồng. Khi đến ngày kết thúc hợp động tự động cộng thêm khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng mà các bên không thể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
3. Địa điểm và phương thức thực hiện
Toàn bộ số thuốc đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật này sẽ được Bên A giao cho Bên B tại địa điểm……………………. qua … đợt, cụ thể từng đợt như sau:
– Đợt 1. Vào ngày……/…./….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………
– Đợt 2. Vào ngày..…/…../….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………….
Việc giao- nhận số thuốc theo thỏa thuận trong từng đợt phải được Bên A giao trực tiếp cho:
Ông……………………….. Sinh năm:………..
Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….
Và ngay khi nhận được số thuốc trong từng lần theo thỏa thuận, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, chủng loại, tình trạng có thể nhận thấy bằng mắt của số lượng thuốc đã được giao, lập văn bản xác nhận việc đã nhận số lượng thuốc đã nhận cùng tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản…. trực tiếp cho:
Ông……………………….. Sinh năm:………..
Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….
Trong thời gian… ngày, kể từ ngày Bên B nhận được số thuốc đã ghi nhận, Bên B có quyền tiến hành kiểm tra và được phép trả lại/………………… nếu ….… của số thuốc đã nhận không đúng thỏa thuận/……………….. đồng thời yêu cầu Bên A……………..
ĐIỀU 7: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
ĐIỀU 8: VI PHẠM HỢP ĐỒNG & CHẾ TÀI XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:
-Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng)
-Ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….
-Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.
ĐIỀU 9: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Hợp đồng chấm dứt khi:
1. Các bên hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng
2. Khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
3. Khi một trong các bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên còn lại trong thời hạn…ngày
4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật hoặc Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật này
ĐIỀU 10: RỦI RO, BẤT KHẢ KHÁNG
A, Trách nhiệm của các bên khi có rủi ro xảy ra
1. Rủi ro là một sự kiện tiêu cực không thể đoán trước được về khả năng xảy ra, thời gian và vị trí cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó.
2. Bên A chịu trách nhiệm đối với mọi rủ ro xảy ra trước khi bàn giao sản phẩm cho bên B; trường hợp có thiệt hại xảy ra thì bằng chi phí của mình áp dụng các biện pháp khắc phục thiệt hại và bồi thường thiệt hại trên thực tế cho bên B
3. Bên B chịu trách nhiệm đối với mọi rủi ro kể từ thời điểm hoàn tất việc bàn giao sản phẩm cho bên A trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của Điều này
4. Trách nhiệm khi xảy ra rủi ro đối với chất lượng hàng hóa:
Trường hợp chất lượng hàng hóa không đảm bảo gây thiệt hại cho bên thứ ba thì hai bên tiến hành họp để xác định lỗi. Bên nào có lỗi thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với bên thứ ba và bên còn lại, đồng thời có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm
B, Bất khả kháng
– Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra và không thể lường trước khi ký kết Hợp đồng như: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất hay hoạt động núi lửa, chiến tranh, đại dịch.
– Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan (thiên tai, dịch bệnh,…) theo quy định của pháp luật khiến một trong các bên không thể thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng thì không được coi là vi phạm hợp đồng và không phải chịu phạt vi phạm.
– Khi một bên bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể và nêu rõ tình trạng.
ĐIỀU 11: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN
A, Cam kết của bên A
– Có đầy đủ giấy tờ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật theo quy định pháp luật
– Có nhà kho, trang thiết bị vật chất đảm bảo cho việc bảo quản thuốc
– Người chịu trác nhiệm phải có trình độ chuyên môn.
– Kinh doanh thuốc theo đúng công dụng, không gây ảnh hưởng xấu tới uy tín, chất lượng sản phẩm bên B cung cấp
B, Cam kết của bên B
– Thực hiện đầy đủ việc đăng ký giấy tờ, hồ sơ, thủ tục theo quy định pháp luật để kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
– Thuốc bảo vệ thực vật cung cấp theo danh mục được quy định, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng theo đúng quy định pháp luật và yêu cầu của bên A
– Có quyền kinh doanh đối với thuốc bảo vệ thực vật, không vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, không có tranh chấp với bên thứ ba
– Bao bì sản phẩm cung cấp rõ các thông tin về thành phần, công dụng, xuất xứ.
C, Cam kết chung
– Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng này
– Bên nào vi phạm chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và bên còn lại
– Các thông tin mà các bên cung cấp trong hợp đồng này là chính xác, hợp pháp, không lừa dối
ĐIỀU 12: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
– Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
– Các điều khoản khác không ghi trong hợp đồng này sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Hai bên cam kết thực hiện hợp đồng nếu có vướng mắc thì hai bên cùng nhau bàn bạc, giải quyết, nếu có trở ngại hai bên sẽ bàn bạc thống nhất và thực hiện bằng văn bản để cùng thi hành.
– Trường hợp có phát sinh tranh chấp, nếu hai bên không tự giải quyết được, vụ việc sẽ chuyển cho Toà án Kinh tế để giải quyết. Quyết định của Toà án kinh tế là quyết định cuối cùng mà các bên phải tuân thủ và chấp hành, án phí sẽ do bên có lỗi chịu trách nhiệm thanh toán.
– Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày … tháng … năm 20….
– Hợp đồng mua bán thuốc bảo vệ thực vật này được lập thành 02 bản bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
BÊN A BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)