Mẫu Hợp đồng mua bán tivi, màn chiếu là gì, những lưu ý khi sử dụng dạng Hợp đồng này sẽ được chúng tôi hướng dẫn trong nội dung bài viết dưới đây, xin mời các bạn cùng theo dõi.
Mẫu Hợp đồng mua bán tivi, Hợp đồng mua bán cung cấp, vô tuyến, thiết bị chiếu khổ lớn dành cho cá nhân, doanh nghiệp hoặc các cơ sở kinh doanh, rạp chiếu phim.
1, Hợp đồng mua bán tivi được sử dụng khi nào
– Hợp đồng mua bán tivi được sử dụng trong việc giao kết hợp đồng giữa các bên có nhu cầu mua bán, kinh doanh tivi- mặt hàng thiết bị điện tử.
– Mục đích giao kết hợp đồng mua bán tivi có thể là cho sinh hoạt cá nhân hoặc mục đích kinh doanh sinh lợi
– Ví dụ 1: hợp đồng mua bán tivi được ký kết giữa công ty nhập khẩu thiết bị điện tử và một đại lý kinh doanh tivi => Mục đích kinh doanh sinh lợi
– Ví dụ 2: Hợp đồng mua bán tivi giữa một cửa hàng bán đồ điện tử và một công ty có nhu cầu mua tivi để lắp đặt phục vụ cho công việc.
2, Điều kiện kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện tử
– Điều kiện về thành lập công ty kinh doanh thiết bị điện tử
+ Đối với tên công ty kinh doanh thiết bị điện tử gồm hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty TNHH” hoặc “công ty CP” hoặc “công ty hợp danh”… Còn tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F,J,Z,W, chữ số và ký hiệu. Tên doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại điều 38,39 Luật Doanh nghiệp 2020.
+ Đối với trụ sở công ty thiết bị điện tử phải có trụ sở chính tại lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải có nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty kinh doanh thiết bị điện tử không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định Luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.
+ Điều kiện về vốn điều lệ của công ty kinh doanh thiết bị điện tử: Luật không có quy định cụ thể về mức vốn pháp định của công ty kinh doanh thiết bị điện tử nên công ty có thể lựa chọn một mức vốn điều lệ phù hợp với chủ doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, theo quy định của LDN 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty kinh doanh thiết bị điện tử ảnh hưởng tới mức lệ phí môn bài.
3, Những điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán tivi
– Điều khoản về nội dung thỏa thuận
– Điều khoản về chất lượng hàng hóa
– Điều khoản về hàng hóa và giá cả
– Điều khoản về đặt hàng
– Điều khoản về thời điểm, địa điểm và phương thức giao hàng
– Điều khoản về thanh toán và chứng từ thanh toán
– Điều khoản về trách nhiệm và quyền lợi của các bên
– Điều khoản về kiểm tra, bảo hành, đổi trả và hướng dẫn sử dụng hàng hóa
– Điều khoản khác: Thuế phí lệ phí, bất khả kháng, thông báo, phương thức trao đổi, giải quyết tranh chấp, cam kết,…
– Điều khoản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
– Điều khoản về chấm dứt hợp đồng
– Hiệu lực của hợp đồng
4, Mức phạt tối đa khi vi phạm hợp đồng mua bán tivi
-Theo Luật Thương mại 2005, tại điều 301 quy định về mức phạt vi phạm: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điều 266 của Luật này”.
– Theo Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về phạt vi phạm tại điều 418
“1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp liên quan có quy định khác
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại
Trường hợp các bên có thỏa thuận vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”
– Tùy vào mục đích và bối cảnh của hợp đồng mua bán tivi, nếu mục đích giao kết hợp đồng là tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, tổ chức thì sẽ áp dụng Bộ Luật dân sự. Trong trường hợp này, không có quy định về mức phạt tối đa mà cả hai bên sẽ thỏa thuận về mức phạt và mức bồi thường thiệt hại.
– Nếu hợp đồng mua bán tivi được giao kết giữa hai bên mà có một bên chủ thể là thương nhân với mục đích kinh doanh sinh lợi thì hợp đồng sẽ điều chỉnh của Luật thương mại, khi ấy mức phạt hợp đồng tối đa sẽ không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
5, Mẫu Hợp đồng mua bán tivi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Số: …/…
Căn cứ:
– Bộ luật dân sự 2015;
– Luật thương mại 2005;
– Các văn bản hướng dẫn khác;
– Nguyện vọng và ý chí của các bên.
Hôm nay, ngày …, chúng tôi gồm:
A. Bên A (Bên bán)
– Công ty:
– Trụ sở chính:
– Số điện thoại:
– Mã số thuế:
– Người đại diện theo pháp luật: Chức vụ:
B. Bên B (Bên mua)
– Công ty:
– Trụ sở chính:
– Số điện thoại:
– Mã số thuế:
– Người đại diện theo pháp luật: Chức vụ:
Hôm nay, ngày …, hai bên cùng thống nhất và ký kết Hợp đồng cung cấp tivi với các điều khoản cụ thể sau:
Điều 1: Đối tượng hợp đồng
Bên A đồng ý cung cấp và Bên B đồng ý mua các loại tivi cho công trình với thông tin chi tiết như sau:
STT | Thiết bị | Số lượng | Đơn giá | Ghi chú |
Điều 2: Thực hiện hợp đồng
1. Bên A cung cấp và giao các loại tivi nêu trên đến kho của Bên B tại địa chỉ …, vào ngày …;
2. Bên A cung cấp toàn bộ giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn gốc của thiết bị cũng như các giấy tờ liên quan khác cho Bên B cùng với hàng hóa;
4. Bên B bố trí người nhận hàng theo thời gian, địa điểm thỏa thuận và kiểm tra sơ bộ thiết bị được giao;
5. Xác nhận giao nhận hàng phải được lập thành văn bản và có chữ ký xác nhận của hai bên;
6. Trong trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm giao nhận hàng, bên thay đổi phải thông báo bằng văn bản cho bên còn trại trước ít nhất 01 ngày;
7. Trong thời gian 07 ngày sau khi nhận hàng, Bên B kiểm tra chi tiết thiết bị được giao và thông báo bằng văn bản cho Bên A;
8. Bên A có trách nhiệm thay mới thiết bị được giao trong thời hạn 07 ngày sau khi giao nhận thành công nếu có lỗi kỹ thuật và trách nhiệm khắc phục, sửa chữa thiết bị được giao nếu có lỗi kỹ thuật trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng mua bán ti vi.
Điều 3: Thanh toán
1. Giá trị hợp đồng: …VNĐ, giá này đã bao gồm …, và chưa bao gồm …;
2. Bên B thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho Bên A sau khi giao nhận thành công;
3. Phương thức thanh toán:
4. Các trường hợp chậm thanh toán sẽ phải chịu khoản phạt bằng với lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước cho khoảng thời gian chậm thanh toán;
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên A
1. Bàn giao tivi cho bên giao thầu đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán ti vi về số lượng, chất lượng, địa điểm, thời gian, cách thức đóng gói, bảo quản, nguồn gốc xuất xứ và các thỏa thuận khác trong hợp đồng;
2. Cung cấp cho Bên B đầy đủ các thông tin cần thiết về tivi; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo trì tivi;
3. Cùng với Bên B vận hành thử tivi.
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
1. Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết, mặt bằng lắp đặt tivi cho Bên A;
2. Phối hợp với Bên A trong quá trình đào tạo, chuyển giao điện, hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành;
3. Từ chối nghiệm thu và có quyền không nhận bàn giao tivi không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, chủng loại và nguồn gốc xuất xứ;
4. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6: Điều khoản giải quyết tranh chấp
1. Mọi vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng mua bán ti vi mà hai bên không thống nhất cách giải quyết thì được xem là tranh chấp và sẽ được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hòa giải không quá 03 (ba) lần;
2. Nếu quá 03 (ba) lần mà hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận chung, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết trước tòa án.
Điều 7: Trường hợp bất khả kháng
1. Mọi sự kiện phát sinh nằm ngoài ý chí chủ quan của hai bên và không bên nào có thể lường trước và không thể khắc phụ được bằng mọi biện pháp và khả năng cho phép bao gồm: chiến tranh, tai nạn, nội chiến, đình công, cấm vận, thiên tai …. được xem là sự kiện bất khả kháng;
2. Nếu một trong hai bên vì sự kiện bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng thì không bị truy cứu các trách nhiệm phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng;
3. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp sự kiện phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên còn lại trong khoảng thời gian … ngày kể từ ngày biết có sự kiện bất khả kháng xảy ra và phải áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn trong khả năng để khắc phục thiệt hại;
4. Trong trường hợp bên gặp sự kiện bất khả kháng vi phạm hợp đồng mua bán ti vi do sự kiện bất khả kháng mà không thực hiện thủ tục thông báo như đã nêu trên hoặc không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được quy định tại hợp đồng này.
Điều 8: Phạt vi phạm và bồi thường
1. Bất kỳ bên nào vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng thì đều phải chịu phạt vi phạm với mức:…
2. Bất kỳ bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì sẽ chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra;
3. Thời hạn thanh toán tiền phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại là sau 30 ngày, kể từ ngày bên vi phạm nhận được văn bản thông báo về tiền phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại từ bên bị vi phạm.
Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Điều 9: Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng
1. hợp đồng mua bán ti vi có hiệu lực tính từ thời điểm ký;
2. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
–
–
3. Hợp đồng bao gồm … trang, được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau.
Bên A Bên B