Các hình thức hoạt động của UBND theo pháp luật hiện hành.
_Phiên họp UBND: diễn ra 1 lần/ tháng do chủ tịch UBND triệu tập và chủ toạ, là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của UBND, trong phiên họp thảo luận những vấn đề như: chương trình làm việc; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách- phê chuẩn quyết toán ngân sách và quỹ dự trữ của địa phương để báo cáo HĐND quyết định…
_Hoạt động của Chủ tịch UBND:
+Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên của UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
+Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của UBND.
+Phê chuẩn kết quả bầu cử của các thành viên UBND cấp dưới trực tiếp; điều động, đình chỉ, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp…
+Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, của UBND và Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp.
+Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh … và báo cáo UBND trong phiên họp gần nhất.
+Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
_Phó chủ tịch UBND: Giúp việc cho chủ tịch UBND, được Chủ tịch UBND phân công phụ trách thực hiện những công việc nhất định như kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế…chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình.
_Các uỷ viên UBND: Được chủ tịch UBND phân công phụ trách những ngành, lãnh vực chuyên môn nhất định như quân sự, kế hoạch, tài chính… chịu trách nhiệm cá nhân về ngành và lĩnh vực được phân công.
_Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn: Là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lí nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn thoe sự uỷ quyền của UBND cùng cấp và quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND, cơ quan chuyên môn cấp trên và HĐND cùng cấp khi được yêu cầu.
Tham khảo thêm:
- Vị trí, tính chất, trật tự hình thành của Chính phủ theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo pháp luật hiện hành
- Các hình thức hoạt động của Chính phủ theo pháp luật hiện hành
- Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành
- Mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ theo pháp luật hiện hành
- Mối quan hệ giữa Quốc hội với TAND tối cao theo pháp luật hiện hành
- Mối quan hệ giữa Quốc hội với Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành
- Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành