Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình.
Trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ, có mối quan hệ được pháp luật trực tiếp điều chỉnh, có những mối quan hệ pháp luật không trực tiếp điều chỉnh. Sự thay đổi của các mối quan hệ gắn liền với chính sách của Nhà nước ta. Luật hôn nhân gia đình cũng theo thời gian mà có sự chuyển biến. Hiện nay, các tranh chấp về hôn nhân gia đình rất phổ biến, có thể chỉ đơn thuần là ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con…nhưng cũng rất nhiều tranh chấp về quan hệ tranh chấp khác liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình như tranh chấp về thừa kế, tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng. Đến nay, chúng ta có 4 luật hôn nhân gia đình : Luật hôn nhân gia đình năm 1959, luật hôn nhân gia đình năm 1986, luật hôn nhân gia đình năm 2000 và luật hôn nhân gia đình năm 2014. Sự thay đổi về các chế định các thời kỳ là nguyên nhân dẫn đến việc lúng túng áp dụng pháp luật. Giới hạn bài viết này tôi đi sâu về xác định tính chất quan hệ hôn nhân, cụ thể hôn nhân vi phạm chế độ “một vợ, một chồng” vẫn có thể được công nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp và công nhận hôn nhân hợp pháp đối với trường hợp không đăng ký kết hôn. Luật hôn nhân gia đình năm 1959 có hiệu lực 13/01/2960 ở miền Bắc, những trường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng là hôn nhân không hợp pháp. Như vậy, có một khoảng trống từ trước ngày có hiệu lực của luật hôn nhân gia đình 1959, khoảng thời gian này nam nữ có quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng vẫn được coi là hôn nhân hợp pháp. Do lịch sử chi phối nên ngày 25/3/1977 ở miền Nam, Hội đồng chính phủ ban hành nghị quyết số 76/CP quy định việc thực hiện pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước trong đó có đạo luật số 13 về hôn nhân gia đình. Như vậy, những quan hệ hôn nhân xác lập trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam không tuân theo quy tắc một vợ một chồng vẫn được coi là hôn nhân hợp pháp
Ngày 22/02/1978 Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư 60/TT-TANDTC hướng dẫn các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ hoặc lấy chồng khác. Theo hướng dẫn tại thông tư này thì cán bộ có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác, nếu vợ hoặc chồng ở miền Nam vẫn không có quan hệ hôn nhân mới và vẫn muốn duy trì quan hệ hôn nhân trước đây thì công nhận cả hôn nhân trước đây và hôn nhân mới là hôn nhân hợp pháp.
Hôn nhân không đăng ký kết hôn nhưng vẫn là hôn nhân hợp pháp được quy định tại nghị quyết 35/NQ- QH 10 hướng dẫn thi hành luật hôn nhân gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn khác, theo đó:
- Quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng xác lập trước ngày luật Hôn nhân gia đình 1986 có hiệu lực. Loại quan hệ này không bắt buộc phải đăng ký kết hôn mà chỉ khuyến khích đăng ký kết hôn. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng vào thời điểm này dù có đăng ký kết hôn hay không thì quan hệ vợ chồng vẫn được công nhận là hợp pháp và thời ký hôn nhân hợp pháp vẫn được xác định bắt đầu từ ngày được xác lập
- Quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng xác lập trong thời kỳ Luật hôn nhân gia đình năm 1986 . Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng ở thời điểm này pháp luật quy định một thời hạn để họ đi đăng ký kêt hôn. Thời hạn đăng ký chậm được quy định 2 năm (01/01/2001- 01/01/2003).
- Tổng hợp các khoản tính đóng và không tính đóng Bảo hiểm xã hội theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Để hiểu rõ hơn sự cần thiết việc xác định trên tôi xin đưa ra một tình huống thực tế tôi từng có dịp tiếp xúc. Ông A và bà B sinh sống với nhau, được gia đình hai bên chấp nhận từ giữa năm 1960. Khoảng giữa năm 1987 thì ông A bỏ đi và thi thoảng mới về. Trong cuộc sống hôn nhân ông A và bà B đã tạo lập được một căn nhà cấp 4 trên diện tích 700m2 mà bố mẹ ông A đã cho. Năm 1999 ông A mất thì các con của bà C đến yêu cầu chia di sản thừa kế là 700m2 đất. Yêu cầu của các con bà C có hợp pháp không thì phải xem xét họ có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế hay không. Bà C có đưa ra bằng chứng việc ông A và bà có quan hệ hôn nhân. Như vậy, việc xác định quan hệ hôn nhân hợp pháp hay bất hợp pháp vô cùng quan trọng
Tham khảo thêm: