Hợp đồng hợp tác kinh doanh tổ hợp nhà hàng, khách sạn

Hợp đồng hợp tác kinh doanh tổ hợp nhà hàng, khách sạn, khu ăn uống, nghỉ dưỡng, resort, khu du lịch là thỏa thuận giữa các bên có nhu cầu hợp tác với nhau cùng kinh doanh lĩnh vực lưu trú, phục vụ ăn uống. Nhà hàng, khách sạn là loại hình kinh doanh phổ biến, với quy mô đa dạng từ nhỏ tới lớn, với ưu điểm lợi nhuận cùng cách thức vận hành không quá phức tạp, tại nhiều nơi trên thế giới kể cả việt nam ngày càng có nhiều ý tưởng sáng tạo được áp dụng cho lĩnh vực này, điển hình có thể kể tên như nhà hàng nổi, nhà hàng trên cây, nhà hàng trên xe buýt, khách sạn vách núi, khách sạn bờ biển. Đa phần các tổ hợp nhà hàng khách sạn được khai thác để kết hợp phát huy triệt để ưu điểm địa phương, vùng miền, vị trí kinh doanh tạo ra sự độc đáo trong phong cách bài trí, thiết kế, đem lại cảm nhận khác biệt, ấn tượng cho khách hàng.

Việc đầu tư kinh doanh nhà hàng không quá khó, tuy nhiên để có được nhiều ý tưởng mới mẻ, đôi khi các nhà đầu tư lại muốn thành lập một nhóm hợp tác kinh doanh, tối đa lợi ích và góc nhìn, tiếp cận khách hàng, giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn. Hợp đồng hợp tác được sử dụng trong những trường hợp này là cần thiết, bởi lẽ việc hợp tác sẽ kéo dài, những phát sinh từ hoạt động này nếu không được văn bản thống nhất sẽ dễ nảy sinh tranh chấp, ảnh hưởng tới mục tiêu ban đầu. Các bên cần lưu ý một số điều khoản như sau: thời hạn góp vốn, tỷ lệ góp vốn, tài sản góp vốn, tỷ lệ phân chia lợi nhuận, thời gian phân chia lợi nhuận, cách tính lợi nhuận, sổ sách tài chính nội bộ, kê khai, kiểm tra của các thành viên, phân quyền quản lý, trách nhiệm hợp tác, tài sản hình thành và các điều khoản khi một hay tất cả các bên muốn rút khỏi, chấm dứt việc hợp tác.

Mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh tổ hợp nhà hàng, khách sạn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

————-

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

<V/v:Tổ hợp nhà hàng, khách sạn >

– Căn cứ:

  • Bộ Luật Dân sự 2015;
  • Luật Thương Mại 2005;
  • Luật Đất đai 2013;
  • Và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Nhu cầu thực tế của hai bên.

Hôm nay, ngày………………………tại Trụ sở:………..Chúng tôi gồm có:

Bên Hợp tác ( Bên A)

Công ty :…………………………………………………………………….

Trụ sở:………………………………………………………………………

Đại diện:……………………………………………………………………

Chức vụ:……………………………………………………………………

Theo Ủy quyền:……………………………………………………………

GCNĐKKD:……………………………………………………………….

GPKD:…………………………………………………………………….

Mã số thuế:………………………………………………………………..

Số TKNH:…………………………………………………………………

Ngân Hàng:…………………………….chi nhánh……………………….

SĐT:………………………………………………………………………

FAX:………………………………………………………………………

Bên Hợp tác ( Bên B)

Công ty :…………………………………………………………………….

Trụ sở:………………………………………………………………………

Đại diện:……………………………………………………………………

Chức vụ:……………………………………………………………………

Theo Ủy quyền:……………………………………………………………

GCNĐKKD:……………………………………………………………….

GPKD:…………………………………………………………………….

Mã số thuế:………………………………………………………………..

Số TKNH:…………………………………………………………………

Ngân Hàng:…………………………….chi nhánh……………………….

SĐT:………………………………………………………………………

FAX:………………………………………………………………………

Hai Bên cùng thống nhất một số điều khoản sau:

Điều 1: Đối tượng Hợp đồng

1. Bên A cùng bên B thỏa thuận cùng nhau hợp tác làm tổ hợp kinh doanh nhà hàng, khách sạn như sau:

– Địa chỉ thực hiện:……………………………………………………………….

– Bên A góp:

+ Động sản:………………………………………………………………………

+ Bất Động sản:………………………………………………………………….

( Tổng số vốn góp:……………………………………………………………..)

– Bên B góp:

+ Động sản:………………………………………………………………………

+ Bất Động sản:………………………………………………………………….

( Tổng số vốn góp:……………………………………………………………..)

– Bên A sẽ thực hiện các công việc:……………………………………………

– Bên B sẽ thực hiện các công việc:……………………………………………

2. Việc quyết định đến việc kinh doanh, chuyển nhượng,…… không bên nào được tự ý quyết định.

Điều 2: Thời hạn Hợp đồng

– Hợp đồng có hiệu lực từ ngày:………………………………………………..

– Thời điểm hết hiệu lực khi hai bên thỏa thuận hoặc trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác.

Điều 3: Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức

1. Việc phân chia lợi nhuận được tính theo cách thức dựa trên phần vốn góp của các thành viên hợp tác như sau:

– Bên A:…………………………………………………………………………

– Bên B:…………………………………………………………………………

2. Phần lợi nhuận sẽ được sau khi trừ các chi phí như:

– Chi phí địa điểm nhà hàng, khách sạn;

– Chi phí nhân công;

– Chi phí điện, nước;

– Chi phí khấu hao tài sản;

– Chi phí quảng cáo, thương mại;

– Chi phí điều hành;

– Chi phí là thuế, phí và lệ phí hành chính đến CQNN có thẩm quyền;

– Các chi phí hợp lý khác.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ chung của các thành viên hợp tác:

– Quyền được hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hơp tác;

– Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác;

– Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác nếu mình có lỗi;

– Nếu một bên góp vốn là tiền mà chậm góp thì bên kia yêu cầu phần lãi trong thời gian chậm trả;

– Việc định đoạt tài sản là tài sản có đăng ký thì phải thông qua tất cả các bên hợp tác và phải có biên bản thỏa thuận;

– Có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác;

– Các quyền và nghĩa vụ khác.

Điều 5: Rút khỏi hợp đồng hợp tác

1.Trường hợp rút khỏi hợp đồng hợp tác phải đảm bảo những điều kiện sau:

+ Bên rút khỏi đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ và không còn nhu cầu tiếp tục hợp tác kinh doanh nữa.

+ Bên rút khỏi thông báo trước……………. cho bên kia biết.

2. Thành viên rút khỏi Hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần lợi nhuận sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận

Điều 6: Chấm dứt Hợp đồng hợp tác

1.Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau:

+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt trước thời hạn;

+ Theo quyết định của CQNN có thẩm quyền;

+ Một bên vi phạm nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ các bên dẫn đến Hợp đồng hợp tác không thể thực hiện được;

     2. Khi chấm dứt Hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ Hợp đồng phải được thanh toán, nếu phần tài sản chung không đủ để thanh toán thì phải lấy phần tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán .

Điều 7: Cam kết của các bên

     1 .Các bên cam kết thực hiện đúng theo những điều khoản đã cam kết trong Hợp Đồng.

    2. Trường hợp một bên vi phạm dẫn đến thiệt hại cho Bên kia thì mức phạt vi phạm hợp đồng là:…………………………..và phải bồi thường thiệt hại dựa trên mức thiệt hại thực tế.

   3. Các bên có trách nhiệm thông báo tiến độ thực hiện việc hợp tác kinh doanh. Mọi tài liệu đảm bảo bí mật thông tin liên quan tới quá trình hoạt động kinh doanh.

  4. Mọi tranh chấp phát sinh sẽ được ưu tiên giải quyết bằng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì TAND…………….có thẩm quyền giải quyết.

Điều 8: Hiệu lực Hợp đồng

 – Hợp đồng hết hiệu lực khi hai bên thỏa thuận hoặc chấm dứt Hợp Đồng ở Điều 6 Hợp đồng này.

– Việc Hợp đồng chấm dứt phải lập thành biên bản ghi rõ lý do chấm dứt.

– Hợp đồng được chia làm .. bản, mỗi bản có giá trị pháp lý như nhau.

      Đại diện Bên A                                                    Đại diện Bên B

1900.0191