Hợp đồng mua bán dầu nhớt

Hợp đồng mua bán dầu nhớt, dầu diesel, các sản phẩm xăng dầu có liên quan. Xăng dầu là nhiên liệu chủ đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, xăng dầu lại không phải tài nguyên vô hạn vì thế việc khai thác, mua bán và sử dụng được quy định kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Dầu nhớt cũng là một sản phẩm của xăng dầu, thông thường được dùng để bôi trơn các động cơ máy móc, giúp chúng hoạt động trơn tru, giảm tải tiêu hao nhiên liệu và tăng tuổi thọ cho động cơ.

Việc mua bán dầu nhớt có thể là giữa các đại lý với khách hàng hoặc cơ sở sản xuất với đại lý, việc có cần thiết phải sử dụng hợp đồng hay không cũng dựa vào nhu cầu của mỗi bên. Trong một số trường hợp, quý khách có thể tham khảo mẫu văn bản dưới đây của chúng tôi.

Mẫu Hợp đồng mua bán dầu nhớt

TÊN CÔNG TY
Số: …./HĐ….
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG MUA BÁN DẦU NHỚT XE MÁY

Căn cứ vào: 

  • Bộ Luật Dân sự số 91/2014/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN;
  • Luật Thương Mại số 36/2005/DH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNVN;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
  • Khả năng và nhu cầu của các bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….tại ………………………………., chúng tôi gồm có:

BÊN A: (Bên bán)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Số tài khoản:…………………………………………………………………
Ngân hàng:…………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………

Và: 

BÊN B: (Bên mua)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………

Hai Bên thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng mua bán dầu nhớt xe máy (Sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều kiện và điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

1.1. Bên B đồng ý mua và Bên A đồng ý bán dầu nhớt xe máy (Sau đây gọi là “Hàng hoá”) cho Bên B với chủng loại – số lượng – đơn giá được nêu cụ thể tại bảng dưới đây:

STTTênPhân loạiĐơn giáSố lượngThành tiền
      
      
      
Tổng giá trị (chưa bao gồm thuế GTGT) 

1.2. Tiêu chuẩn của Hàng hoá

– Hàng hoá phải đảm bảo đúng phân loại, số lượng theo những đặc điểm đã nêu tại mục 1.1.

– Hàng hoá được đóng gói theo quy cách của nhà sản xuất hoặc yêu cầu đóng gói khác của Bên B nhưng Bên A sẽ ưu tiên đóng gói theo phương thức ít làm ảnh hưởng tới chất lượng của Hàng hoá nhất.

ĐIỀU 2: GIÁ CỦA HÀNG HOÁ

2.1. Tổng giá trị hàng hoá căn cứ theo bảng kê tại Điều 1 Hợp đồng này là ………………………………….. VNĐ ( ………………………………Việt Nam Đồng)

Số tiền trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

2.2. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, nếu có sự thay đổi về giá thị trường dẫn tới việc thay đổi, phát sinh các chi phí chênh lệch dưới ….% giá trị Hợp đồng thì số tiền này do Bên A chịu, nếu chi phí phát sinh trên mức này thì  các Bên sẽ thoả thuận lại với nhau về việc sửa đổi Hợp đồng hoặc chấm dứt Hợp đồng.

ĐIỀU 3: ĐẶT CỌC

3.1. Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., bên B có trách nhiệm giao cho bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc bên B sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng nội dung thỏa thuận tại Hợp đồng này cho bên A khi bên A hoàn thành công việc đã quy định trong Hợp đồng này.

3.2. Trong trường hợp bên A đã hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình mà bên B không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

3.3. Trong trường hợp bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho bên B và phải chịu trả thêm một khoản tiền tương đương cho bên B.

3.4. Trong trường hợp các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của bản thân, bên B có quyền dùng số tiền này để trừ vào nghĩa vụ thanh toán của mình.

3.5. Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

ĐIỀU 4: PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN HÀNG HOÁ

4.1. Bên A sẽ giao hàng cho Bên B trong khoảng từ ngày …/…/….. đến ngày …/…/….. Việc giao Hàng hoá có thể được chia thành nhiều đợt để phù hợp với điều kiện thực tế. Nếu giao hàng nhiều đợt, Bên A phải thông báo trước cho Bên B ít nhất … (….) ngày trước khi giao hàng để Bên B biết và chuẩn bị nhận hàng.

4.2. Ngay sau khi nhận được Hàng hoá, Bên B có nghĩa vụ kiểm tra tình trạng số Hàng đã nhận, lập biên bản xác nhận việc đã nhận cũng như tình trạng của Hàng hoá và giao Biên bản nhận hàng này cho người đai diện Bên A đi giao hàng. Biên bản nhận hàng này là bằng chứng cho việc giao nhận hàng hoá, có chữ ký của đại diện hai Bên.

4.3. Trong thời hạn … (……) ngày kể từ khi nhận hàng, nếu Hàng hoá phát sinh lỗi, Bên B có quyền yêu cầu Bên A đổi hàng. Trường hợp quá hạn mà Bên B không phản hồi thì mọi vấn đề phát sinh sau đó, Bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm

ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN

5.1. Bên B thanh toán cho Bên A theo hình thức tiền mặt, chuyển khoản.

5.2. Thời hạn thanh toán: Sau khi nhận được hàng, Bên B sẽ thanh toán đầy đủ tiền cho Bên A trong vòng … (…….) ngày làm việc.

5.3. Việc thanh toán cần có biên lai, hoá đơn cụ thể để chứng minh việc Bên B đã thanh toán.

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN A

– Yêu cầu Bên B thanh toán theo thoả thuận tại Điều 5 Hợp đồng này.

– Giao hàng đủ và đúng số lượng chủng loại, quy cách, phẩm chất và thời gian theo thoả thuận tại Điều 1 của Hợp đồng. Bên A hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc cung cấp không đúng yêu cầu chủng loại, chất lượng của Hàng hoá;

– Tự chịu các chi phí phát sinh trong trường hợp Hàng hoá bị trả lại mà Bên B có lý do chính đáng;

– Giao lại lô hàng khác cho Bên B đúng theo thoả thuận của Đơn đặt hàng trong trường hợp hàng giao không đúng chất lượng, số lượng, quy cách hàng hoá căn cứ vào Biên bản giao nhận có xác nhận của đại diện hai Bên;

– Bên A phải cung cấp các tài liệu liên quan đến hàng hoá và hoá đơn thuế GTGT. 

ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN B

– Nhận hàng đủ và đủ và đúng số lượng chủng loại, quy cách, phẩm chất và thời gian theo Đơn đặt hàng;

– Từ chối nhận hàng nếu hàng giao không đủ và đúng số lượng chủng loại, quy cách, phẩm chất và thời gian;

– Yêu cầu Bên A cung cấp hoá đơn và các loại giấy tờ liên quan đến hàng hoá.

– Tạo điều kiện cho Bên A giao hàng thuận lợi, nhanh chóng để Bên A bốc dỡ hàng hoá từ phương tiện vận chuyển của Bên A xuống;

– Khi nhận hàng, Bên B phải kiểm kê số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất hàng hoá. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng theo Đơn đặt hàng thì hai Bên cùng lập biên bản xác nhận;

– Cử cán bộ có đủ trách nhiệm, quyền hạn lập phiếu nhập kho và ký biên bản giao nhận hàng sau khi đã nhận hàng;

– Thanh toán cho Bên A theo quy định tại Điều 5 Hợp đồng này.

ĐIỀU 8: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

8.1. Trong thời hạn có hiệu lực của Hợp đồng, nếu một trong hai Bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này thì phải chịu một khoản tiền phạt là ……………………….. (Bằng chữ:…………………………………………). Ngoài ra còn phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại thực tế phát sinh do việc vi phạm hợp đồng cho Bên kia. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại với Bên còn lại. Tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại được trả chậm nhất trong vòng …. (……..) tháng sau khi sự vi phạm xảy ra và Bên bị vi phạm chấm dứt hợp đồng.           

8.2. Nếu Bên A vi phạm về thời gian giao hàng mà không phải do điều kiện bất khả kháng hoặc không do lỗi của Bên B gây ra, Bên A phải chịu phạt …..% giá trị của phần hàng chậm giao cho mỗi ngày chậm giao. Phần tiền phạt giao chậm được trừ vào khoản tiền Bên B thanh toán cho Đơn hàng đó.

8.3. Nếu Bên B chậm trễ thanh toán so với thời gian quy định mà không phải do lỗi bất khả kháng hoặc do lỗi của Bên A thì Bên B phải trả phần lãi suất theo lãi vay ngắn hạn của ngân hàng Bên A sử dụng tại thời điểm trên tổng số tiền chậm thanh toán. Phần tiền phạt chậm sẽ được cộng vào khi thanh toán, tối đa không quá … (….) ngày.

ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG

9.1. Sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thểkhắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn ở các sự kiện như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, động đất, tai nạn, thảm hoạ, hạn chế về dịch bệnh, nhiễm hạt nhân hoặc phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, đình công hoặc bạo loạn, can thiệp của Cơ quan Chính phủ…

9.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, mỗi bên phải nhanh chóng thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng, và sẽ, trong thời gian 15 (mười lăm)  ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng, chuyển trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự kiện bất khả kháng đó.

9.3. Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.

9.4. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên được loại trừ.

ĐIỀU 10: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh tranh chấp, hai Bên sẽ tự thương lượng, giải quyết trên tinh thần hợp tác, thiện chí. Nếu không thương lượng được, các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 11: SỬA ĐỔI/BỔ SUNG/TẠM NGƯNG/CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

11.1.  Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên.

11.2. Các trường hợp tạm ngưng thực hiện hợp đồng:

– ………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………

11.3. Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hợp đồng hết hạn và các Bên không gia hạn Hợp đồng;

– Các bên thoả thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn. Trong trường hợp này, các Bên sẽ thoả thuận về các điều kiện cụ thể liên quan đến việc chấm dứt Hợp đồng;

– Một trong các bên ngừng kinh doanh, không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng hoặc bị xem là mất khả năng thanh toán, có quyết định giải thể, phá sản. Trong trường hợp này Hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do Hai Bên thoả thuận và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Khi có nhu cầu chấm dứt Hợp đồng, hai Bên tiến hành đối soát, thanh toán hoàn thiện các khoản phí Sau khi hai Bên hoàn thành toàn bộ các nghĩa vụ của mình sẽ tiến hành ký Biên bản Chấm dứt Hợp đồng.

11.4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Bên A có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng khi Bên B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc thanh toán chậm quá 01 (một) tháng mà không có sự thoả thuận của các Bên về việc thanh toán chậm này;

– Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu phát hiện Bên A cung cấp hàng hoá không đúng theo thoả thuận tại Hợp đồng này và không có hàng hoá đúng với thoả thuận để giao lại lô khác cho Bên B;

ĐIỀU 12: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

12.1. Hai Bên cam kết thực hiện đúng và đủ những điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, không được đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ Hợp đồng. Mọi thay đổi của Hợp đồng phải được thống nhất bằng văn bản có xác nhận của hai bên.

12.2. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến ngày …/…/…… 

12.3. Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. Hai bên tự đọc lại và nghe đọc lại, hoàn toàn nhất trí với nội dung của Hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

12.4. Hợp đồng gồm … (……) trang, có 12 (Mười hai) điều, được lập thành 02 (ba) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản./

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên và đóng dấu)
1900.0191