Hợp đồng vận chuyển thực phẩm đông lạnh

Hợp đồng vận chuyển thực phẩm đông lạnh nội địa hoặc nước ngoài, vận chuyển các sản phẩm có yêu cầu phải bảo quản ở nhiệt độ thấp. Thực phẩm đông lạnh là một trong những giải pháp thông minh giúp con người có thể bảo quản thực phẩm tươi lâu dài và vận chuyển tới những vùng xa xôi. Tuy nhiên, người ta đã sớm phát hiện ra việc vận chuyển đồ đông lạnh không hề dễ dàng và gặp phải một số vấn đề khi vận chuyển bằng các phương tiện thông thường hoặc quãng đường di chuyển dài làm cho nhiệt độ bị ảnh hưởng và gây hư hỏng thực phẩm. Từ đó, một khía cạnh vận chuyển mới ra đời và kèm theo hàng trăm sản phẩm công nghệ được ra mắt áp dụng. Điển hình là các xe lạnh, container lạnh, thuyền khoang chứa lạnh hay nhà kho, thùng lạnh có thể vận hành liên tục và duy trì mức nhiệt độ ổn định ở mọi nơi trong quá trình vận chuyển.

Khi có nhu cầu vận chuyển thực phẩm đông lạnh thông thường nếu không phải là một đơn vị thường xuyên thực hiện hay quy mô chưa phù hợp để xây dựng bộ máy vận chuyển riêng biệt, các chủ cơ sở sẽ hướng tới nhu cầu thuê dịch vụ vận chuyển của đơn vị cung cấp có cơ sở vận tải phù hợp. Thỏa thuận giữa các bên sẽ cần phải được lập thành văn bản để đảm bảo mọi trách nhiệm, nghĩa vụ được công khai, minh bạch và hạn chế tranh chấp nhất có thể.

Dưới đây là bản mẫu sơ lược của dạng Hợp đồng vận chuyển thực phẩm đông lạnh, xin mời các bạn cùng theo dõi.

Mẫu Hợp đồng vận chuyển thực phẩm đông lạnh

TÊN CÔNG TY
Số: …./HĐVC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày … tháng … năm …….

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH

Căn cứ vào: 

  • Bộ Luật Dân sự số 91/2014/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN;
  • Luật Thương Mại số 36/2005/DH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNVN;
  • Các điều khoản thương mại quốc tế INCOTERMS 2010;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
  • Khả năng và nhu cầu của hai bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….tại ………………………………., chúng tôi gồm có:

BÊN A: (Bên thuê vận chuyển)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Số tài khoản:…………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………
BÊN A: (Bên nhận vận chuyển)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Số tài khoản:…………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………

Hai Bên thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng vận chuyển hàng hóa (Sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều kiện và điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG

1.1. Đối tượng vận chuyển: thực phẩm đông lạnh với khối lượng và số lượng như sau:

– Số lượng: ………………. container

– Khối lượng mỗi container: ………………….. tấn

1.2. Bên B đồng ý vận chuyển hàng hóa cho Bên A từ Cảng ………………….. về kho bãi của Bên A.

1.3. Yêu cầu khi vận chuyển:

– Đảm bảo nhiệt độ trong container luôn ở mức dưới 0℃ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng Hàng hóa.

– Trong suốt quá trình vận chuyển, Hàng hóa được xếp cẩn thận, không xô lệch, va đập vào nhau.

– Hàng hóa phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 2: THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

2. 1. Thời gian bốc hàng: …………….

Thời gian giao hàng: …………

2.2. Địa điểm bốc hàng: ……………

Địa điểm giao hàng: …………..

ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN HÀNG HÓA

3.1. Bên B chịu trách nhiệm tổ chức bốc, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển. Bên A phải cử người đại diện chứng kiến quá trình bốc hàng lên xe và xác nhận Bên B đã bốc đủ, đúng số hàng hóa cần vận chuyển.

3.2. Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng dấu xác nhận) trước ……… giờ so với thời điểm giao hàng. Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm.

3.3. Ngay khi Bên B giao hàng tới địa điểm thỏa thuận, Bên A phải sắp xếp nhân sự nhận hàng và kiểm tra sơ bộ số lượng, khối lượng, chất lượng của số Hàng hóa đã nhận, lập văn bản xác nhận việc đã nhận hàng có chữ ký của đại diện hai Bên.

ĐIỀU 4: GIẢI QUYẾT HAO HỤT HÀNG HÓA

4.1. Nếu hao hụt theo quy định dưới mức ……… % tổng số lượng hàng thì bên B không phải bồi thường.

4.2. Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng.

ĐIỀU 5: GIÁ CƯỚC VẬN TẢI

5.1. Tiền cước phí chính mà Bên A phải thanh toán cho Bên B gồm:

…………

5.2. Tiền phụ phí vận tải mà Bên A phải thanh toán cho Bên B gồm:

……………

5.3. Tổng cộng cước phí vận tải:……….

(Bằng chữ: …………)

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN

6.1. Bên B thanh toán cho Bên A theo hình thức chuyển khoản.

6.2. Thời hạn thanh toán: Sau khi nhận được hàng, Bên B sẽ thanh toán toàn bộ tiền một lần cho Bên A trong vòng 05 (năm) ngày tiếp theo kể từ ngày nhận được hàng. Việc thanh toán phải có biên lai xác nhận.

6.3. Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên mà có sự thay đổi về giá thị trường dẫn tới việc phát sinh các chi phí khác không quá 5% tổng giá trị hợp đồng thì số tiền phát sinh trên sẽ do Bên …. gánh chịu. Nếu mức phát sinh trên 5% các Bên sẽ thoả thuận và thống nhất với nhau trước khi thanh toán.

ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN A

7.1. Quyền của Bên A

– Yêu cầu bên B chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận;

– Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển;

– Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại.

7.2. Nghĩa vụ của Bên A

– Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên B theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận;

– Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thoả thuận. Trong trường hợp bên A trông coi tài sản mà tài sản bị mất mát, hư hỏng thì không được bồi thường.

– Bên A phải bồi thường thiệt hại cho bên B và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

ĐIỀU 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN B

8.1. Quyền của Bên B

– Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác;

– Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng;

– Yêu cầu bên A thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn;

– Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên B biết hoặc phải biết;

– Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại.

8.2. Nghĩa vụ của Bên B

– Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải

– Bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn;

– Trả tài sản cho người có quyền nhận;

– Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;

– Bồi thường thiệt hại cho bên A trong trường hợp bên B để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

ĐIỀU 9: BẢO HIỂM HÀNG HÓA

9.1. Bảo hiểm hàng hóa do Bên A chịu trách nhiệm mua.

9.2. Bảo hiểm phương tiện vận tải do Bên B chịu trách nhiệm mua.

ĐIỀU 10: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

10.1. Bên nào vi phạm hợp đồng, phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng tương đương với …% giá trị hợp đồng. Mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như mất mát, hư hỏng, tài sản phải chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.

10.2. Nếu bên A đóng gói hàng mà không khai hoặc khai không đúng sự thật về số lượng, trọng lượng hàng hóa thì bên A phải chịu phạt đến ………. % số tiền cước phải trả cho lô hàng đó.

10.3. Nếu bên B có lỗi làm hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì:

– Trong trường hợp có thể sửa chữa được nếu bên A đã tiến hành sửa chữa thì bên B phải đài thọ phí tổn.

– Nếu hư hỏng đến mức không còn khả năng sửa chữa thì hai bên thỏa thuận mức bồi thường hoặc nhờ cơ quan chuyên môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi thường.

10.4. Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán tổng cước phí vận chuyển thì phải chịu phạt theo mức lãi suất chậm trả của tín dụng ngân hàng là ……… % ngày (hoặc tháng) tính từ ngày hết hạn thanh toán.

10.5. Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ………. % giá trị phần tổng cước phí dự chi.

10.6. Nếu hợp đồng này có một bên nào đó gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm, thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này, trừ các loại trách hiệm bồi thường khi làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa lúc vận chuyển.

ĐIỀU 11: SỬA ĐỔI/ TẠM NGƯNG/ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

11.1.  Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên.

11.2. Các trường hợp tạm ngưng thực hiện hợp đồng:

– ………………

11.3. Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Khi các bên thực hiện xong các quyền, nghĩa vụ và kết thúc Hợp đòng đúng thời hạn đã thỏa thuận.

– Các Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng bằng văn bản.

– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng được nêu tại Điều 12 Hợp đồng này, dù hai Bên đã tìm mọi cách để khắc phục nhưng Hợp đồng vẫn không thể tiếp tục thực hiện được.

– Hàng hóa của Bên A không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bị cơ quan nhà nước kiểm tra, phát hiện và thu hồi. Trường hợp này Bên A vẫn phải thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển và các chi phí khác như đã thỏa thuận tại Điều 6 cho Bên B.

11.4. Trường hợp có một Bên vi phạm Hợp đồng, hai Bên đã cố gắng khắc phục nhưng Hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện được trên thực tế thì Bên kia có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

ĐIỀU 12: ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG

12.1. Sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thểkhắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn ở các sự kiện như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, động đất, tai nạn, thảm hoạ, hạn chế về dịch bệnh, nhiễm hạt nhân hoặc phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, đình công hoặc bạo loạn, can thiệp của Cơ quan Chính phủ…

12.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, mỗi bên phải nhanh chóng thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng, và sẽ, trong thời gian 15 (mười lăm)  ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng, chuyển trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự kiện bất khả kháng đó.

12.3. Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.

12.4. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên được loại trừ.

ĐIỀU 13: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh tranh chấp, hai Bên sẽ tự thương lượng, giải quyết trên tinh thần hợp tác, thiện chí. Nếu không thương lượng được, các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật

ĐIỀU 14: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

14.1. Hai Bên cam kết thực hiện đúng và đủ những điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, không được đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ Hợp đồng. Mọi thay đổi của Hợp đồng phải được thống nhất bằng văn bản có xác nhận của hai bên.

14.2. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến ngày …/…/…… 

14.3. Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. Hai bên tự đọc lại và nghe đọc lại, hoàn toàn nhất trí với nội dung của Hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

14.4. Hợp đồng gồm … (……) trang, có 14 (Mười bốn) điều, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản./

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên và đóng dấu)
1900.0191