Hợp đồng thuê tàu định hạn

Hợp đồng thuê tàu định hạn là thỏa thuận về việc thuê toàn bộ một con tàu có thể kèm theo thủy thủ đoàn với nhiều mục đích không giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định hoặc một công việc nhất định. Trong khoảng thời gian này, người thuê có trách nhiệm phải trả tiền thuê tàu cho chủ sở hữu con tàu và toàn bộ các chi phí liên quan tới việc vận hành tàu, bao gồm nhưng không giới hạn các khoản phí như xăng, dầu, bến, bãi đậu, nhân công, thủy thủ, sửa chữa tàu, vật tư, dụng cụ thiết yếu trên tàu,… Ưu điểm của Hợp đồng thuê tàu định hạn là người thuê có toàn quyền như chủ sở hữu con tàu trong khoảng thời gian đó, có thể sử dụng tàu cho mọi mục đích không vi phạm thỏa thuận hay pháp luật như kinh doanh, du lịch, vận chuyển, khai thác nhằm thu được lợi nhuận. Đây là một dạng hợp đồng mở rất thường xuyên được sử dụng tại nước ngoài, tuy nhiên tại Việt Nam thì còn gặp phải nhiều e dè, trở ngại xuất phát từ tâm lý các bên khi ký hợp đồng.

Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng thuê tàu định hạn

Hợp đồng thuê tàu định hạn này sẽ cần đặc biệt lưu ý một số điều khoản quan trọng như sau:

  • Thỏa thuận về con tàu, tình trạng tàu, số hiệu tàu, chức năng tàu, phạm vi hoạt động của tàu;
  • Thời hạn thuê, địa điểm, thời gian, phương thức bàn giao tàu;
  • Chi phí thuê tàu, cách thức thanh toán, việc gia tăng chi phí, chậm trả, tạm dừng thanh toán;
  • Phân chia, định rõ các chi phí trong quá trình khai thác công năng của tàu;
  • Các chi phí phát sinh khi sử dụng tàu như lương thủy thủ đoàn, thuyền trưởng, chi phí ăn uống, y tế, nước uống, bảo hiểm, nhiên liệu, phí, lệ phí nhà nước, bến đậu, cảng theo quy định, chi phí vệ sinh, bốc dỡ, …;
  • Các chi phí về bảo hiểm cho tàu, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, kiểm tra phát hiện hư hỏng, thay thế vật tư, thiết bị;
  • Các thỏa thuận về việc cho thuê lại, phạm vi khai thác công năng của tàu;
  • Các thỏa thuận về vi phạm, điều khoản bất khả kháng, tai nạn, công nhận kết luận của cơ quan trọng tài, tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Các quy định bổ sung về trách nhiệm, chấm dứt hợp đồng, thu hồi tàu trong trường hợp khẩn cấp;

Mẫu Hợp đồng thuê tàu định hạn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày … tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU ĐỊNH HẠN

Số: ……./…………

Căn cứ vào: 

  • Bộ Luật Dân sự số 91/2014/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN;
  • Luật Thương Mại số 36/2005/DH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNVN;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
  • Khả năng và nhu cầu của các Bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….tại ………………………………., chúng tôi gồm có:

BÊN A: (Bên cho thuê)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Số tài khoản:………………………………Ngân hàng …………………….
Đại diện theo pháp luật:……………………………………Chức vụ .…………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………

Và: 

BÊN B: (Bên thuê)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………

Hai Bên thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thuê tàu định hạn (Sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều kiện và điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

1.1. Bên A đồng ý cho thuê và Bên B đồng ý thuê tàu số hiệu …………….., có các đặc điểm kỹ thuật sau đây:

……………………………………

1.2. Mục đích sử dụng: …………….

1.3. Vùng sử dụng của tàu: ……………..

ĐIỀU 2: GIÁ THUÊ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

2.1. Giá thuê tàu thỏa thuận: ………………………../năm

Giá thuê là cố định, không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

2.2. Thời hạn thanh toán: Bên B thanh toán tiền thuê tàu 06 tháng/ lần vào 10 ngày cuối cùng của tháng thứ 6.

2.3. Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán tiền thuê tàu bằng hình thức chuyển khoản vào số tài khoản của Bên A đã nêu ở phần thông tin của Bên A.

2.4. Trường hợp Bên B chậm thanh toán cho Bên A quá … ngày so với hạn thanh toán thì Bên B phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với số ngày chậm trả.

ĐIỀU 3: THỜI HẠN THUÊ TÀU

Bên A cho Bên B thuê tàu trong thời hạn ….. năm tính từ ngày …./…../…….

ĐIỀU 4: ĐẶT CỌC

4.1. Trong vòng ….ngày sau khi Hợp đồng này có hiệu lực, Bên B phải đặt cọc cho Bên A số tiền là ………………………VNĐ.

4.2. Bên A sẽ trả lại phần cọc cho Bên B sau khi kết thúc hợp đồng và Bên B giao lại tàu cho Bên A. Trường hợp tàu bị hư hỏng cần sửa chữa, Bên A sẽ giao phần tiền cọc còn lại cho Bên B sau khi đã trừ toàn bộ chi phí sửa chữa.

ĐIỀU 5: GIAO VÀ TRẢ TÀU SAU KHI THUÊ

5.1. Thời gian giao và trả tàu sau khi thuê:

– Thời gian giao tàu:

– Thời gian trả tàu:

5.2. Địa điểm giao và trả tàu: ……………

5.3. Bên A phải cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan đến tàu cho Bên B.

5.4. Bên B kiểm tra tình trạng tàu khi nhận giao và viết vào biên bản giao nhận tàu có kèm chữ ký xác nhận của đại diện hai Bên.

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

6.1. Quyền của Bên A

– Được Bên B thanh toán đầy đủ, đúng hạn;

– Yêu cầu Bên B bồi thường thiết hại nếu Bên B làm mất mát hư hỏng tàu.

6.2. Nghĩa vụ của Bên A

– Bên A phải giao tàu đủ khả năng đi biển, phù hợp với mục đích của Bên B và các giấy tờ của tàu cho Bên B tại thời điểm giao tàu;

– Trong thời gian cho thuê tàu, Bên A không được thế chấp tàu nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên B, trường hợp Bên A làm trái quy định này sẽ phải bồi thường thiệt hại;

– Trường hợp tàu bị bắt giữ vì các tranh chấp liên quan đề quyền sở hũu hoặc các khoản nợ của Bên A, Bên A phải bảo đảm lợi ích của Bên B không bị ảnh hưởng và phải bồi thường thiệt hại gây ra.

ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

7.1. Quyền của Bên B

– Bên B có toàn quyền sử dụng con tàu vào mục đích thuê đã thỏa thuận trong hợp đồng;

– Được thuê tàu đảm bảo chất lượng, giao đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận.

7.2. Nghĩa vụ của Bên B

– Sử dụng tàu đúng công dụng và mục đích;

– Thanh toán đầy đủ, đúng hạn đã thỏa thuận;

– Bên B có nghĩa vụ bảo dưỡng tàu và các thiết bị của tàu trong thời gian thuê tàu;

– Bên A có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng của tàu trong thời gian thuê và phải thông báo cho Bên A biết. Bên A chịu trách nhiệm trả tiền sửa chữa, nếu các tổn thất phát sinh ngoài phạm vi trách nhiệm của Bên B;

– Trong thời gian thuê tàu, Bên B phải chịu chi phí bảo hiểm cho tàu.

– Trả lại tàu đúng tình trạng như khi nhận, đã tính phần trừ hao mòn tự nhiên;

– Chịu mọi rủi ro xảy ra đối với tàu trong thời gian chậm trả

ĐIỀU 8: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

8.1. Phạt vi phạm hợp đồng

Trong thời hạn có hiệu lực của Hợp đồng, nếu một trong hai Bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này thì phải chịu một khoản tiền phạt là ……………………….. (Bằng chữ:…………………………………………). Ngoài ra còn phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại thực tế phát sinh do việc vi phạm hợp đồng cho Bên kia. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại với Bên còn lại. Tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại được trả chậm nhất trong vòng …. (……..) tháng sau khi sự vi phạm xảy ra và Bên bị vi phạm chấm dứt hợp đồng.

8.2. Nếu Bên B chậm trễ thanh toán so với thời gian quy định mà không phải do lỗi bất khả kháng hoặc do lỗi của Bên A thì Bên B phải trả phần lãi suất theo lãi vay ngắn hạn của ngân hàng Bên A sử dụng tại thời điểm trên tổng số tiền chậm thanh toán. Phần tiền phạt chậm sẽ được cộng vào khi thanh toán, tối đa không quá … (….) ngày.

ĐIỀU 9: SỬA ĐỔI/TẠM NGƯNG/CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

9.1.  Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên.

9.2. Các trường hợp tạm ngưng thực hiện hợp đồng:

– ………………

9.3. Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hợp đồng hết hạn và các Bên không gia hạn Hợp đồng;

– Các Bên thoả thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn. Trong trường hợp này, các Bên sẽ thoả thuận về các điều kiện cụ thể liên quan đến việc chấm dứt Hợp đồng;

– Tàu mất tích, chìm đắm, bị phá hủy, bị coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không mang lại hiệu quả kinh tế. Nếu có tổn thất xảy ra trong trường hợp này thì các Bên cùng chịu trách nhiệm, mỗi Bên phải chịu 50% tổng thiệt hại.

– Các trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Điều 10 Hợp đồng này.

9.4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

– Bên A có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng khi Bên B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc thanh toán chậm quá ………. ngày mà không có sự thoả thuận của các Bên về việc thanh toán chậm này;

– Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu phát hiện Bên A vi phạm nghĩa vụ tại Điều 6 Hợp đồng này.

ĐIỀU 10: BẤT KHẢ KHÁNG

10.1. Sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thểkhắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn ở các sự kiện như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, động đất, tai nạn, thảm hoạ, hạn chế về dịch bệnh, nhiễm hạt nhân hoặc phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, đình công hoặc bạo loạn, can thiệp của Cơ quan Chính phủ…

10.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, mỗi Bên phải nhanh chóng thông báo cho Bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng, và sẽ, trong thời gian 15 (mười lăm)  ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng, chuyển trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự kiện bất khả kháng đó.

10.3. Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.

10.4. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi Bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi Bên được loại trừ

ĐIỀU 11: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh tranh chấp, hai Bên sẽ tự thương lượng, giải quyết trên tinh thần hợp tác, thiện chí. Nếu không thương lượng được, các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi chi phí liên quan sẽ do Bên có lỗi chịu.

ĐIỀU 12: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

12.1. Hai Bên cam kết thực hiện đúng và đủ những điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng.

12.2. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến ngày …/…/…… 

12.3. Hai Bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. Hai Bên tự đọc lại và nghe đọc lại, hoàn toàn nhất trí với nội dung của Hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

12.4. Hợp đồng gồm … (……) trang, có 12 (Mười hai) điều, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản./

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên và đóng dấu)
1900.0191