Mua hộ bạn cỏ, cần, đá có bị bắt không

Mua hộ bạn cỏ, cần, đá có bị bắt không? Mức xử phạt, mức án như thế nào, các quy định cụ thể về khối lượng?

Gửi các anh chị luật sư,

Em được bạn nhờ mua hộ cỏ, cần sa do chỗ em có bày bán cái này nhiều và cũng do muốn thể hiện thêm với bạn nên em nhận lời, trong khi mua hộ và đem về cho bạn thì em bị công an phát hiện và lập biên bản, sau khi lập xong biên bản và thu giữ số cỏ cần sa em mang theo thì họ bảo em về, từ đó tới nay đã 15 ngày nhưng cũng không thấy có thông tin gì, vậy cho em hỏi là em có bị bắt đi tù không ạ?


Mua hộ bạn cỏ, cần, đá có bị bắt không
Mua hộ bạn cỏ, cần, đá có bị bắt không

Luật sư Tư vấn Mua hộ bạn cỏ, cần, đá có bị bắt không – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 25 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Nghị định 82/2013/NĐ-CP Quy định về danh mục chất ma túy và tiền chất;
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;
  • Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

3./Luật sư trả lời

Căn cứ Phụ lục 1 Nghị định 82/2013/NĐ-CP quy định về danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong đó có cần sa và các chế phẩm của cần sa. Trên thực tế, Cỏ, đá cũng là một tên gọi khác của ma túy, do đó, đây cũng là chế phẩm bị cấm lưu hành và sử dụng.

Căn cứ quy định pháp luật, người có hành vi mua bán ma túy là người có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Pháp luật điều chỉnh hành vi của con người, do đó, trường hợp người thực hiện hành vi đó giúp người khác nhưng ở đây, người thực hiện hành bắt buộc phải biết đây là hành vi trái pháp luật. Do vậy, dù người có hành vi mua cần, cỏ, đá cho người khác nhưng người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với hành vi của mình khi thực hiện hành vi trái pháp luật.

Người thực hiện hành vi mua bán cần, cỏ, đá sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;

b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;

c) Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý;

b) Môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;

c) Chuyển chất ma túy, chất hướng thần hoặc các chất ma túy khác cho người không được phép cất giữ, sử dụng.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cung cấp trái pháp luật địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;

b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;

c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất ma túy;

d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, tiền chất ma túy;

đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất ma túy;

e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này.

7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội mua bán các chất ma túy như sau:

Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy

1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần tr lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Li dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;

g) Qua biên giới;

h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;

q) Tái phạm nguy him.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Theo đó, người có hành vi mua bán cần, cỏ, đá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể như sau:

Điều 10. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.”

Theo đó, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, trong trường hợp phạm tội quả tang, hoặc bắt tạm giữ, tạm giam chỉ được thực hiện khi thuộc trường hợp pháp luật cho phép và trình tự, thủ tục phải tuân theo quy định của pháp luật. Do đó, trong trường hợp người có hành vi mua bán cần, cỏ, đá khi đang thực hiện hành vi hoặc ngay sau khi thực hiện hành vi mà bị phát hiện thì có thể bị bắt quả tang theo quy định của pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị khởi tố, truy tố trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định pháp luật về tố tụng hình sự.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191