Phân biệt sự giống và khác nhau giữa thông báo, chỉ thị, tờ trình và biên bản? Khái niệm, quy định?
Luật sư Tư vấn Luật hành chính – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 05 tháng 07 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Phân biệt sự giống và khác nhau giữa thông báo , chỉ thị , tờ trình và biên bản
3./ Luật sư tư vấn
Chỉ thị | Thông báo | Tờ trình | Biên bản | |
Định nghĩa | Là văn bản dùng để truyền đạt chủ trương, quy định các biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các bộ phận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phụ trách | Hình thức văn bản của một tổ chức hoặc cơ quan dùng để thông tin cho cơ quan, tổ chức cấp dưới hoặc ngang cấp về tình hình hoạt động hoặc vấn để khác để biết, để thực hiện | Một văn bản mang tính chất trình bày một hay nhiều nội dung, sự việc có thể xảy ra hoặc đề nghị một việc gì đó của cấp dưới với cấp trên để được biết và cho ý kiến giải quyết | Là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra |
Hình thức | Đều là văn bản | |||
Chủ thể | Thủ tướng chính phủ; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ; Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban nhân dân các cấp | tổ chức hoặc cơ quan | Cá nhân | Cá nhân |
Phân loại | Văn bản pháp luật.
Là văn bản quản lý nhà nước | Văn bản hành chính
Là văn bản quản lý nhà nước | ||
Giá trị | Thường có giá trị pháp lý để thi hành | Không có giá trị pháp lý để thi hành |
Với những tư vấn về câu hỏi Phân biệt sự giống và khác nhau giữa thông báo , chỉ thị , tờ trình và biên bản, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.