Phân tích các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu theo quy định của BLDS năm 2015 – Sưu tầm 01 bản án của Tòa án về vấn đề này và nêu quan điểm cá nhân về nội dung được giải quyết

Phân tích các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu theo quy định của BLDS năm 2015 – Sưu tầm 01 bản án của Tòa án về vấn đề này và nêu quan điểm cá nhân về nội dung được giải quyết.

I. Cơ sở lý luận về quyền sở hữu

1.1 Khái niệm quyền sở hữu và các quan hệ pháp luật về sở hữu:

Khái niệm

Từ thời xa xưa, con người khi ý thức về xã hội, cộng đồng còn rất nhiều hạn chế thì đã biết chiếm giữ những thứ đem lại lợi ích cho bản thân mình như: thức ăn, nơi ở…

Sở hữu là gì?

Sở hữu là việc chiếm hữu những sản vật tự nhiên, những thành quả lao động (tư liệu sản xuất) của xã hội loài người [1]. Sở hữu cũng là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan và phát triển song song với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người. Bởi con người muốn tồn tại phải thông qua các mối quan hệ xã hội. Trong quá trình chiếm hữu và tạo ra nhiều của cải vật chất thì các mối quan hệ sở hữu xuất hiện. Mối quan hệ này phản ảnh sự chiếm hữu giữa người với người, giữa người với vật..C.Mac đã chỉ ra rằng trong bất cứ hoạt động sản xuất nào thì việc con người chiếm hữu cũng xảy ra trong một hình thái kinh tế nhất định. Chính vì vậy, sở hữu là một phạm trù hình thái kinh tế [1].

Quyền sở hữu là gì?

Khi nhắc đến ‘quyền’ thì chúng ta có thể hiểu là những quyền lợi được Nhà nước ghi nhận và quy định. Trong xã hội, khi :

căn cứ chấm dứt quyền sở hữu theo BLDS 2015

Quan sát biểu đồ trên ta có thể hiểu là khi chế độ công hữu về sản xuất kết thúc, mở ra kỉ nguyên mới cho chế độ sản xuất tư hữu thì trong xã hội có sự phân chia giai cấp rõ dệt. Những người sở hữu của cải là người giàu trong xã hội bóc lột những người nghèo để nhằm gia tăng của cải của họ. Mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm và Nhà nước ra đời để điều hòa mâu thuẫn này phục vụ cho ý chí của giai cấp thống trị. Và một trong những điều cốt lõi của kinh tế-xã hội chính là sở hữu, Nhà nước phải đặt ra các quy định (quy phạm pháp luật) và một số quyền lợi cho nhân dân.

  Ta phải thừa nhận rằng : Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lí phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ sở hữu trong xã hội. Các quy phạm pháp luật về sở hữu các nhận, quy định và bảo về các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản [1].

1.2 Các quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu :

Cũng như mọi mối quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu bao gồm : Chủ thể, khách thể và nội dung.

1.2.1. Chủ thể của quan hệ sở hữu :

– Là những cá nhân, pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu.

+ Đối với tài sản hữu hình : Chủ thể là  những người có trong tay tài sản.

+ Đối với tài sản vô hình : Chủ thể là những người được pháp luật dân sự công nhận.

1.2.2. Khách thể của quan hệ sở hữu

Khách thể của quan hệ sở hữu chính là tài sản. Theo điều 105 BLDS 2015[2] :

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Khách thể của quan hệ sở hữu

Nguồn : Điều 107 BLDS 2015.

1.2.3. Nội dung quyền sở hữu

Theo điều 158 về quyền sở hữu của BLDS 2015 : Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật [3].

1.2.3.1 Quyền chiếm hữu

Theo điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu của BLDS 2015

  Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ bị chấm dứt khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chuyển giao quyền sở hữu của mình cho chủ thể khác[1].

– Căn cứ vào chủ thể chiếm hữu có thể chia làm 2 loại chiếm hữu: Chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu không phải của chủ sở hữu.

– Căn cứ vào nhận thức của con người có thể chia thành 2 loại:

+ Chiếm hữu ngay tình: Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu (điều 180 BLDS 2015). Trong thực tế, chiếm hữu ngay tình thường có biểu hiện là không có căn cứ pháp lý và chủ thể chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc mình chiếm hữu tài sản là không có căn cứ pháp lý.

  → Chiếm hữu ngay tình sẽ xảy ra ở giao dịch thứ 2 vì khi đó chủ thể chiếm hữu mới khó có thể xác định được căn cứ pháp lý của tài sản và bản thân chủ thể chiếm hữu sẽ khó biết rằng tài sản của mình được chuyển giao thông qua giao dịch là hợp pháp hay không.

+ Chiếm hữu không ngay tình: Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu ( điều 181 BLDS 2015).

– Ngoài ra còn chiếm hữu liên tục (điều 182 BLDS 2015) và chiếm hữu công khai (điều 183 BLDS 2015). Những tình trạng này căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại điều 184 bộ luật này, cũng là căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu cho chủ thể chiếm hữu[1].

1.2.3.2 Quyền sử dụng:

  Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (khoản 1 điều 189 BLDS 2015).

  – Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật[2]. Có 2 hình thức để chuyển giao quyền sử dụng: Thứ nhất là chuyển giao quyền sử dụng cùng chuyển giao luôn quyền chiếm hữu bởi trước hết muốn sử dụng tài sản thì đầu tiên phải thực hiện hành vi chiếm hữu. Hai là chuyển giao quyền sử dụng nhưng không chuyển giao quyền chiếm hữu (vd: cho văn phòng thì chủ thể cho thuê đã chuyển giao quyền sử dụng văn phòng đó cho người thuê nhưng người chiếm hữu văn phòng đó vẫn là người chủ).

1.2.3.3 Quyền định đoạt

– Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản (điều 192 BLDS 2015).

– 2 hình thức biểu hiện của quyền định đoạt:

+ Thực hiện quyền quyết định số phận của tài sản đó: Số phận ở đây có nghĩa là  tiêu dùng hết, hủy bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản. Tức là chủ sở hữu bằng hành vi tác động trực tiếp đến tài sản.

+ Thực hiện quyền chuyển giao quyền định đoạt cho 1 chủ thể khác thông qua 1 quan hệ pháp luật dân sự. Muốn thông qua mối quan hệ pháp luật dân sự chủ thể phải có năng lực hành vi dân sự, nếu trong trường hợp chủ thể mất năng lực hành vi thì được ủy quyền cho 1 chủ thể khác theo luật định (điều 195 BLDS 2015).

– Trong 1 số trường hợp mà chủ sở hữu sẽ bị hạn chế về quyền định đoạt theo điều 196 của bộ luật này.

1.3 Hình thức sở hữu

Bảng phân tích hình thức sở hữu theo Bộ Luật Dân Sự Việt Nam 2015.

Đặc điểmSở hữu toàn dânSở hữu riêngSở hữu chung
Khái niệmQuyền sở hữu toàn dân là tổng hợp các quy phạm pháp luật về quan hệ sở hữu của toàn nhân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữuQuyền sở hữu riêng là tổng hợp các quy phạm pháp luật về các quan hệ sở hữu của một cá nhân, pháp nhân.Quyền sở hữu chung là tổng hợp các quy phạm pháp luật về mối quan hệ sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
Chủ thể sở hữuToàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.Cá nhân, pháp nhânCá nhân, pháp nhân (đồng sở hữu).
Khách thểĐất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tưTài sản thuộc sở hữu cá nhân: tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng1 tài sản hoặc một tập hợp tài sản không thể đem chia tách ra nếu không sẽ mất đi giá trị vốn có của tài sản đó.
Nội dung quyền sở hữuXác lập quyền sở hữu toàn dân tức là: Xác nhận việc chiếm hữu toàn dân đối với những TLSX trọng yếu, quy định nội dung và trình tự thực hiện quyền sở hữu toàn dân, xác định quyền hạn phạm vi của Nhà nước trong việc đại diện nhân dân thực hiện quyền sở hữu.Chủ sở hữu có quyền sở hữu đối với tài sản nhằm phục vụ nhu cầu của mình không trái pháp luật và việc sở hữu riêng không gây ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, cộng đồng (điều 2016 BLDS 2015).Việc định đoạt, sử dụng tài sản phải dựa trên thỏa thuận của 2 chủ thể đồng sở hữu khối tài sản đó (điều 216-218 BLDS 2015).

(Nguồn: Giáo trình LDS 1 và BLDS 2015).

II. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu theo quy định BLDS 2015 (điều 237-244 BLDS 2015)

  Theo nguyên tắc chung, căn cứ xác lập quyền sở hữu cũng đồng thời là căn cứ chấm dứt quyền sở hữu cũng có thể theo ý chí của chủ sở hữu hoặc do luật định[1].

2.1 Chấm dứt quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu

Theo điều 237 BLDS 2015

1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.

Việc chấm dứt quyền sở hữu thông qua các hợp đồng chuyển giao hoặc thừa kế cũng giống như các lập quyền sở hữu đối với tài sản. Khi thông qua hợp đồng hoặc thừa kế, chủ sở hữu theo ý chí nguyện vọng của mình cuyển giao các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt cho một chủ thể khác và quyền sở hữu của chủ thể cũ với tài sản chấm dứt từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu với chủ thể được chuyển giao (điều 238 BLDS 2015).

2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình (điều 239 BLDS 2015).

Theo ý chí của bản thân, chủ sở hữu cũng có thể từ bỏ quyền sở hữu của mình. Và trong một số tình huống hành vi đó phải được pháp luật quy định vì nó có thể để lại hậu quả ảnh hưởng tới cộng đồng, môi trường và xã hội.

3. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy (điều 242 BLDS 2015).

Khi tài sản đã được sử dụng hết (tức là tài sản đó không còn là tài sản nữa) thì chủ sở hữu cũng đã chấm dứt quyền sở hữu của mình theo ý chí bản thân đó là thực hiện hành vi tiêu dùng hoặc tự tiêu hủy.

2.2 Chấm dứt quyền sở hữu của chủ sở hữu theo pháp luật quy định

  Đó là việc mà khi việc chấm dứt quyền sở hữu không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu mà việc chấm dứt quyền này phải căn cứ theo luật định.

Theo điều 237 BLDS 2015

4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu (điều 241 BLDS 2015).

  Quyền thì luôn đi cùng với nghĩa vụ và việc thực hiện nghĩa vụ cũng chính là cơ sở để công dân được thực hiện quyền của mình.

  Nghĩa vụ ở đây có thể hiểu theo 2 hướng:

– Nghĩa vụ bản thân chủ thể không gắn liền với tài sản: Khi chủ thể không thực hiện nghĩa vụ của bản thân với vai trò là công dân thì chủ thể theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình bằng việc bị cơ quan có thẩm quyền chấm dứt quyền sở hữu tài sản.

– Nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với tài sản: Khi chủ sở hữu chỉ biết thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản mà không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với tài sản thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có thể chấm dứt quyền sở hữu của họ đối với tài sản đó.

5. Tài sản bị trưng mua.

Trong trường hợp tài sản được Nhà nước trưng mua:

+ Với bất động sản thì do quy hoạch

+ Với động sản thì do phục vụ mục đích phát triển đất nước thì chủ sở hữu phải chấm dứt quyền sở hữu của mình đối với tài sản được quy định tại điều 243 của bộ luật này.

Vd: Đất nhà ông A nằm trong dự án quy hoạch đường giao thông của tỉnh X. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng mua đất nhà ông A theo thẩm định giá thị trường do luật định.

6. Tài sản bị tịch thu.

Là việc chủ sở hữu buộc phải chấm dứt quyền sở hữu của mình đối với tài sản do chủ sở hữu phạm tội. Tài sản đó sẽ được sung công quỹ theo quy định tại điều 244 BLDS 2015.

7. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này (điều 240 BLDS 2015).

Tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định tại các điều từ Điều 228 đến Điều 233 của Bộ luật này thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt[2].

Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản đã được xác lập theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này hoặc quy định khác của luật có liên quan thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu[2].

8. Trường hợp khác do luật quy định.

III. Bản án tranh chấp về quyền sở hữu

3.1 Nội dung

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU

BẢN ÁN 51/2017/DS-ST NGÀY 18/08/2017 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU

1. Nguyên đơn: Ông Lục Văn B, sinh năm 1960 (có mặt). Địa chỉ: Khóm A, thị trấn ĐD, huyện ĐD, tỉnh Cà Mau.

2. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Kim M, sinh năm 1973 (có mặt). Địa chỉ: Khóm A, thị trấn ĐD, huyện ĐD, tỉnh Cà Mau.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Tại đơn khởi kiện ngày 03/5/2017, quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa nguyên đơn ông Lục Văn B trình bày:

Gia đình ông được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng nhà ở vào năm 1999 và sử dụng ổn định cho đến nay. Giáp ranh hướng Nam có hộ kế cận là đất của ông Hứa Tấn C sang nhượng cho ông Võ Thành K. Năm 2001 ông K xây dựng nhà tiền chế để ở và thỏa thuận mượn bức tường nhà của ông để xây dựng nhà tiền chế. Năm 2015 ông K sang nhượng nhà đất lại cho gia đình bà Nguyễn Thị Kim M để kinh doanh lò bánh mì. Quá trình kinh doanh của gia đình bà M làm nóng bức tường, nóng gạch tại vị trí để vận hành lò bánh làm hư hỏng một phần tường và gạch nhà ông. Do đó nay ông khởi kiện yêu cầu hộ gia đình bà M ngưng sử dụng bức tường nhà của ông và yêu cầu gia đình bà M xây dựng bức tường riêng như đã cam kết tại buổi hòa giải tại UBND thị trấn ĐD.

* Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa bị đơn bà Nguyễn Thị Kim M trình bày: Năm 2015 bà mua đất và nhà tiền chế của ông Võ Thành K. Khi mua nhà tiền chế thì có sử dụng chung bức tường nhà của ông B. Khi xảy ra tranh chấp gia đình bà đã tự tháo dỡ không còn sử dụng bức tường nhà của ông B. Ông B cho rằng khi vận hành lò bánh gây nóng nhà ông B là không đúng. Hơn nữa, quá trình kinh doanh không lấn ranh đất của ông B và việc bà xây dựng bức tường hay không là quyền của bà.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Ông B, bà M xác định bức tường trên được ông B xây dựng hợp pháp trên đất của ông B và thuộc quyền sở hữu của gia đình ông B. Do đó, ông B có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt bức tường nhà của mình. Ông B cho rằng quá trình kinh doanh lò bánh mì gây nóng tường dẫn đến hư hỏng và gia đình bà M tự ý sử dụng bức tường trái với ý muốn của mình, nên có quyền yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu của mình. Hộ gia đình bà M có sử dụng bức tường nhà của ông B, nay ông B là chủ sở hữu không đồng ý cho gia đình bà M tiếp tục sử dụng bức tường của ông. Hội đồng xét xử tiến hành xem xét thực tế hiện trạng bức tường phía tiếp giáp đất của bà M thì đúng như bà M trình bày tại phiên tòa cho đến nay không xây dựng vách ngăn cách riêng. Ngoài ra, trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử thì hộ gia đình bà M có sử dụng bức tường như nội dung biên bản thẩm định, việc sử dụng này là trái với ý muốn của chủ sở hữu.

Đối với yêu cầu khởi kiện của ông B yêu cầu gia đình bà M xây dựng bức tường riêng. Tuy nhiên, bà M xác định hiện chưa có điều kiện để xây dựng vách ngăn riêng và không đồng ý theo yêu cầu khởi kiện của ông B. Xét thấy, việc gia đình bà M có xây dựng vách ngăn riêng trên phần đất do mình làm chủ sở hữu hay không thì đây là quyền định đoạt của chủ sở hữu, ông B không phải chủ sở hữu nên không có quyền định đoạt thay cho chủ sở hữu. Do đó, yêu cầu này của ông B là không có căn cứ nên không được chấp nhận. Đối với việc ông B cho rằng hộ gia đình bà M vận hành lò bánh làm hư hỏng tường nhưng ông không khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại nên không đặt ra xem xét, giải  quyết. Nếu ông B xác định quá trình kinh doanh của gia đình bà M làm thiệt hại đến tài sản của ông B thì có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng vụ kiện dân sự khác là có cơ sở.

QUYẾT ĐỊNH

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Lục Văn B: Buộc bà Nguyễn Thị Kim M chấm dứt ngay các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu bức tường nhà của ông Lục Văn B.

2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông B yêu cầu hộ gia đình bà Nguyễn Thị Kim M xây dựng bức tường sử dụng riêng.

7. Đương sự có quyền làm đơn kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày nhận được bản án hoặc được tống đạt hợp lệ./. 

3.2 Quan điểm cá nhân và căn cứ pháp lí:

  Theo em, TA đã có những nhận định vô cùng rõ ràng lập luận sâu sắc về vụ việc ông B và bà M.

  Việc chấp nhận 1 phần yêu cầu khởi kiện của ông B về buộc bà M thôi sử dụng tường thuộc sở hữu của ông B là hoàn toàn có căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự, Quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2015, nên cần buộc hộ gia đình bà M chấm dứt ngay các hành vi sử dụng bức tường trái với ý muốn của ông B và bà N là đúng quy định pháp luật.

 TA không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông B yêu cầu bà M phải xây dựng tường riêng là hợp lí vì đó là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạn của bà M với miếng đất đã mua lại của ông K theo quy định của BLDS 2015.

  Bản án trên là một bản án sơ thẩm có tình tiết liên quan về quyền sở hữu tài sản của 2 cá nhân đó là ông B, bà M. Việc tranh chấp quyền sở hữu là vụ việc xảy ra nhiều trong tình huống. Vì tài sản là thứ gắn liền với lợi ích của cá nhân, tổ chức chính vì vậy việc bảo về quyền sở hữu tài sản của mình là điều nên làm.

Khi xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ dân sự và giao dịch dân sự ngày càng được mở rộng thì chế định về tài sản và quyền sở hữu lại là chế định cơ bản, quan trọng nhất trong Bộ luật Dân sự nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu tài sản, bảo đảm trật tự trong giao dịch dân sự.

Trước yêu cầu thể chế hoá đầy đủ, đồng thời tăng cường các biện pháp để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự, cũng như các tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa về quyền sở hữu trong đó có quyền sở hữu về tài sản. Cùng với đó là biết bao nhiêu nhu cầu chính đáng được đặt ra. Thiết nghĩ rằng nhà làm luật cần phải dẹp bỏ các định kiến ý thức hệ viển vông, lắng nghe chân thành tiếng nói của xã hội, và đầu tư nhiều tâm huyết để xây dựng một bộ luật dân sự khoa học và chất lượng [6].

Các bài luận liên quan:

1900.0191