Phân tích và nêu ý nghĩa của biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá. Trên cơ sở các phân tích, hãy đưa ra nhận xét về tính hợp lý hoặc/và chưa hợp lý của các quy định này.
Điều 8 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 (Luật QLNT 2017) có quy định về cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:
– Cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
– Cấm nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật QLNT 2017, các trường hợp bị áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu là: (1) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (2) Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; (3) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Vấn đề quốc phòng, an ninh là một trong những vấn để quan trọng hàng đầu của một quốc gia. Do đó, các mặt hàng trong nước liên quan đến quốc phòng, an ninh đều bị cấm. Chỉ được phép xuất khẩu khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trong khi đó, các di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia là tài sản của Nhà nước, vì vậy cũng không được trở thành hàng hóa xuất khẩu. Cuối cùng, trường hợp thứ ba đó là theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đây là trường hợp mà bị áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu đối với những hàng hóa mà hàng hóa này bị liệt kê vào danh mục hàng cấm xuất khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật QLNT 2017, các trường hợp bị áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu là: (1) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (2) Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng; (3) Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục; (4) Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; (5) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Là một nước đang phát triển, Việt Nam nhập rất nhiều mặt hàng từ các nước trên thế giới để mục đích nghiên cứu, sản xuất phục vụ đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, những mặt hàng hiên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, sức khỏe, đạo đức văn hóa…bị áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu.
Với việc quy định chặt chẽ, cụ thể các biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, nhà nước ta đã tạo ra được một cơ chế pháp lý để quản lý tốt hàng hóa xuất nhập khẩu góp phần bảo đảm sự an toàn về an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, sức khỏe…người dân và đất nước.
Bài liên quan:
- Cam kết không nợ thuế xuất nhập khẩu
- Khi ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa thì quy định về hóa đơn như thế nào
- Mẫu Bảng kê hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
- Tổng hợp quy định xuất nhập khẩu hàng hóa, máy móc đã qua sử dụng
- Quản lý Nhà nước về vấn đề xuất, nhập khẩu và thực tiễn áp dụng
- Mẫu Đơn xin phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Bài luận liên quan:
- Bảo vệ quyền của lao động di trú trong ASEAN theo Tuyên bố Cebu 2007
- Bình luận về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam
- Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
- Tai nạn lao động – Tổng hợp chế độ và quy định dành cho người lao động
- Hãy phân tích và nêu ý nghĩa về chế độ sở hữu độc quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Tại sao lại cần có các trường hợp ngoại lệ và giới hạn về thời hạn bảo hộ
- Thành phố Hà Nội lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2019
- Cho thuê tài chính là gì? Phân tích đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính? Tại sao nói cho thuê tài chính là một nghiệp vụ cấp tín dụng?
- Doanh nghiệp tư nhân X muốn độc quyền phân phối sản phẩm lọc nước của công ty Y (Nhật Bản) trên lãnh thổ Việt Nam
- Công ty X (Việt Nam) ký kết một hợp đồng mua vật liệu xây dựng với công ty Y (Canada). Hợp đồng được ký kết và thực hiện tại Úc
- Các điều kiện chọn luật trong quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài