Tương tác xã hội và mạng xã hội, khái niệm, nguồn gốc và ý nghĩa

Tương tác xã hội và mạng xã hội, khái niệm, nguồn gốc và ý nghĩa.

Xã hội học có nguồn gốc từ lâu đời nhưng nó chỉ mới thực sự trở thành môn khoa học độc lập vào khoảng những năm 30 của thế kỉ XIX. Vào thời điểm đó cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học tự nhiên, sự vươn lên mạnh mẽ của kỹ thuật công nghiệp và sự biến đổi về mọi mặt đời sống xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra, các tri tức của khoa học xã hội cũng bắt đầu phát triển, đặc biệt là xã hội học. Xã hội học tách khỏi triết học trở thành một môn khoa học độc lập, khắc phục được tính trừu tượng xa rời thực tế đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Xã hội học có nhiều cấp độ khác nhau tuỳ vào phạm vi xem xét.

Có thể định nghĩa xã hội học như một cộng đồng người có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đời sống, sản xuất và trong điều kiện phạm vi nhất định. Xã hội là một cộng đồng người, do những con người có ý chí cấu thành. Xã hội và quy luật xã hội chỉ có thể xuất hiện, phát triển khi theo đuổi những mục tiêu nhất định. Chính vì vậy nghiên cứu xã hội không thể tách rời việc nghiên cứu những hoạt động của cộng dồng loài người và mối quan hệ muôn vẻ giữa các cá nhân trong cộng đồng ấy là điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Xã hội học đi sâu vào các vấn đề xảy ra trong cộng đồng, nhưng trước hết tất cả các vấn đề đó phải xoay quanh một chủ thể duy nhất, đó là con người.

Albert Camus từng cho rằng: “ Tất cả những điều có giá trị trong xã hội đó là các mối quan hệ giữa con người với con người”. Đúng như vậy, trong điều kiện phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, các mối quan hệ, sự tác động, tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau giữa người với người là yếu tố không thể không nhắc đến. Là ngành khoa học nghiên cứu những tri thức về xã hội của loài người, xã hội học đã và đang đi sâu vào các mối quan hệ đó. Điều đó được biểu hiện rõ nhất ở mạng lưới xã hội và sự tương tác trong xã hội.

Qua tìm hiểu, chúng tôi cho rằng những khái niệm về “ Tương tác xã hội và mạng xã hội” có ý nghĩa và nội dung như sau.

1.Tương tác xã hội – Định nghĩa, đặc điểm và một số lý luận

Trước tiên chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn nghe về tương tác xã hội. Tương tác xã hội là tác động qua lại giữa cá nhân nhóm xã hội với tư cách là chủ thể xã hội. các nhà xã hội học thường nghiên cứu tương tác xã hội ở hai cấp độ: cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Nghiên cứu ở cấp độ vi mô tức là nghiên cứu ở những đơn vị tương tác nhỏ nhất, còn nghiên cứu ở đơn vị vĩ mô tức là nghiên cứu về sự tương tác của các cơ cấu xã hội hay giữa các thiếu chế gia đình, nhà trường, chính trị, tôn giáo…ví dụ như tôi đang giải trình cho các bạn lớp khác biết về tương tác xã hội là gì thì tôi đang thực hiện tương tác cả vi mô (cá nhân) và vĩ mô (tổ chức) vì tôi là người thuyết trình và là người của lớp khác.

Tương tác xã hội có những đặc điểm

Một là: Là hành động xã hội liên tục, ở đây là hành động xã hội cơ sở, tiền đề của tương tác xã hội là sự đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác trên hai cấp độ: vĩ mô và vi mô.

Hai là: Vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong quá trình tương tác, và đều chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực xã hội, của những tiểu văn hóa, thậm chí là các phần văn hóa khác nhau.

Ba là: Trong tương tác, mỗi người đều chịu những lực tương tác khác nhau, có ý nghĩa khác nhau và đều có sự tác động khác nhau. Như vậy, tương tác vừa tạo nên những khuôn dáng mỗi người, vừa tạo nên sự hợp tác và bất hợp tác mỗi người

Trong tương tác có rất nhiều loại, tôi có thể chia thành các loại như sau:

  • Nhóm tương tác: những biểu hiện mang tính tích cực, xây dựng. Ví dụ trong một lớp học, khi cô giáo giao bài tập thảo luận, lần lượt các học sinh thảo luận nhómlên phát biểu đưa ra ý kiến của mình về vấn đề cô đặt ra trong buổi học, những phát biểu được đưa ra như những viên gạch được đặt xuống để xây lên những công trình. 
  • Nhóm tương tác cạnh tranh: Chứa đựng những tương tác mang tính tiêu cực, phá hoại, đối kháng.
  • Hình thức thi đua: Là hình thức trung gian giữa hai dạng trên 
    Ngoài ra có thể phân loại tương tác xã hội theo cách sau: 
  • Tương tác nhóm – nhóm : Khi hai nhóm trong xã hội cạnh tranh trong hoạt động nhằm một mục đích nào đó.
  • Tương tác trực tiếp: Khi chủ thể hành động tương tác mặt đối mặt, không thông qua phương tiện trung gian nào. Ví dụ những hai học sinh nói chuyện với nhau, bố mẹ nói chuyện với con cái trong bữa ăn cơm…
  • Tương tác gián tiếp: Khi chủ thể thông qua các phương tiện trung gian như: điện thoại, vi tính, fax,.. để thiết lập và duy trì quá trình tương tác. Các thành viên trong lớp lập một nhóm chat rồi dung điện thoại, vi tính,…nói chuyện với nhau.

Mối quan hệ với hàng xóm được xem như một dạng tương tác xã hội, sự trao đổi lẫn nhau giữa nông thôn và thành thị, ở nông thôn vẫn được xem là nơi duy trì tốt mối quan hệ hang xóm láng giềng. còn ở thành thị lại bị chi phối bổi các mối quan hệ xã giao, chức năng và thiếu gắn kết. về cơ bản, theo khảo sát mối quan hệ hiện nay ở nông thôn được quy về mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau, có đi có lại, hình thức này diễn ra ở mọi hình thái, không phân biệt học vấn tôn giáo, giàu nghèo., nghề  nghiệp hay lịch sử cư trú….

Điều đáng chú ý là sự chênh lệch về giá trị trong mối quan hệ hang xóm láng giềng, 65% người được hỏi cho rằng họ qua lại với hang xóm dựa trên tinh thần giúp đỡ qua lại. còn 38% còn lại cho biết họ có mối quan hệ qua lại thân thiết như người nhà. Theo một kết quả nghiên cứu tại một làng quê tên là Giao Tân vào năm 2011 có đến 49% người dan cho rằng quan hệ của họ với hang xóm là động viên khuyên nhủ giúp đỡ lẫn nhau. 47% người được hỏi cho rằng họ và hàng xóm của mình thân thiết như người nhà. Chỉ 4% cho biết mối quan hệ của họ chỉ ở mức chào hỏi. chỉ hai năm sau ở chính nơi này cùng với câu hỏi như vậy có đến 60% số người được hỏi trả lời mối quan hệ của họ với hàng xóm là giúp đỡ bảo ban lẫn nhau…và có 30% có mối quan hệ thân thiết như người nhà với hàng xóm hàng xóm.

Sự chuyển biến này cho thấy mọi người xác định được mối quan hệ của mình với hàng xóm. Dù có sự khác biệt trong xách đánh giá về  mối quan hệ của mình với hàng xóm nhưng người trả lời đã xác định được mối quan hệ của mình với hàng xóm.

Lý thuyết tương tác biểu trưng (còn gọi là lý thuyết hành vi xã hội): Luận điểm trung tâm của lý thuyết tương tác biểu trưng cho rằng vậy các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại lẫn nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác, mà đọc và lý giải chúng, ở đây mỗi hành động được gắn với một ý nghĩa nào đó, được gọi là biểu tượng.Các biểu tượng có một đặc điểm chung là mang những ý nghĩa nhất định và tẩo sự phản ứng giống nhau ở các cá nhân. Hệ thống các biểu tượng tương tác được chia thành hai loại: không có hàm ý và có hàm ý.

Lý thuyết trao đổi về tương tác xã hội: Những nguyên tắc tương tác cá nhân là: – Nếu một dạng hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại.Hành vi được thưởng, được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng lặp lại trong hoàn cảnh như vậy – Nếu phàn thưởng và mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ bỏ ra nhiều chi phí vật chất và tinh thần để đạt được nó – Khi các nhu cầu của cá nhân hầu như hoàn toàn thoả mãn thì họ ít cố gắng hơn trong việc thoả mãn chúng.

Lý thuyết kịch trong tương tác xã hội Luận điểm then chốt trong lý thuyết n ày là sự kiềm chế biểu cảm, có nghĩa là cá nhân khi xuất hiện trước người khác cố gắng tạo và duy trì một hiệu cảm phù hợp nhất trong một tình huống cụ thể d. Phương pháp dân tộc học về tương tác xã hội.

Phương pháp này nghiên cứu những quy tắc hiển nhiên điều khiển sự tương tác của người này với người khác.Những quy tắc này được người ta dùng thường xuyên đối với những người biết rõ nhau như những người trong gia đình, bạn bè thân thiết, rộng hơn là những người cùng một nền văn hoá.

Tóm lại: Khái niệm xã hội học chỉ ra rằng mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong một số mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động và thông qua các mối quan hệ đó. Đồng thời, khái niệm đó cũng nói lên rằng mỗi quan hệ đều gắn liền với một hoạt động nhất định. Sự tương tác xã hội tồn tại trong sự tác động qua lại của mỗi hiện tượng, quá trình, hay hệ thống xã hội, nói lên những mối liên hệ và quan hệ trong hiện thực. Nhưng không phải mọi thứ trong hiện thực xã hội đều có thể sử dụng khái niệm này để giải thích. Sự tương tác xã hội chỉ tồn tại trong những điều kiện xã hội đặc thù, các điều kiện đó được thực hiện do sự kết hợp của 3 nhân tố có liên quan với nhau: hoạt động xã hội, chủ thể xã hội, quan hệ xã hội. 

Về mặt bản thể luận, Sự tương tác xã hội được thể hiện dưới các hoạt động và các quan hệ khác nhau về tính chất và nội dung, dưới dạng các chủ thể khác nhau, các chủ thể này phục tùng các giá trị, các lợi ích và các động cơ khác nhau và hoạt động trong các điều kiện khác nhau.Các tương tác xã hội khác nhau đã hình thành và xuất hiện trong những hệ thống tuơng tác xã hội khác nhau, những hệ thống xã hội khác nhau. 

Từ những hệ thống tương tác khác nhau, sinh ra hai loại hệ thống xã hội cơ bản: loại hệ thống xã hội thứ nhất không chứa đựng các điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự tái sản xuất ra chúng, đó là những phân hệ của hệ thống cơ bản; loại hệ thống xã hội thứ hai chứa đựng mọi điều kiện tiên quyết ấy, tức là các hệ thống tương tác xã hội luôn luôn tự tái sản xuất, hay là các xã hội. Do đó, xã hội là hệ thống tương tác xã hội chứa đựng trong bản thân nó mọi điều kiện tiên quyết cho sự tái sản sinh của nó, cho sự chi phối (sự tự điều chỉnh) và sự tự phát triển của nó.

2.Mạng xã hội – Lợi ích và hiểm họa

Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.

Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán…

Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và Yahoo! 360 tại Việt Nam.

Mạng xã hội càng ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ như vũ bão, giới trẻ sống gần như phụ thuộc vào mạng xã hội hoặc mạng internet, con người đang dần mất đi sự tương tác trực tiếp với nhau. Họ luôn chìm đắm trong thế giới riêng của họ do chính họ tự suy tưởng và tạo lên. Mạng xã hội đem lại cho chúng ta những tính năng hiện đại vượt trội, tối ưu đáp ứng như cầu giao tiếp trong xã hội hiện nay như: trò chuyện, xem phim, nghe nhạc, các ứng dụng như facebook, zalo,  nhật kí, diễn đàn, trao đổi tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng nhanh chóng.

Những lợi ích to lớn của mạng xã hội là rất quan trọng đối với cuộc sống, không thể phủ nhận nếu không muốn nói là bức thiết. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau trên internet và đặc biệt là thông qua mạng xã hội với tốc độ lan truyền nhanh chóng. Mạng xã hội đã trở nên phổ biến và gần gũi với mọi người nhất là đối với giới trẻ. Mục đích của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian. Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Nó có thể giúp chúng ta:

1. Giới thiệu bản thân mình với mọi người: chúng ta có thể giới thiệu tính cách, sở thích, quan điểm của bản thân trên mạng xã hội và nó có thể giúp chúng ta tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của bản thân.

2. Kết nối bạn bè: chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội. Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt.

3. Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng: việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng. Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

4. Kinh doanh: bán và mua hàng online không còn xa lạ với tất cả chúng ta vì thế mạng xã hội là một môi trường kinh doanh vô cùng lí tưởng. Bạn cũng có thể dùng nó để quảng cáo cho những sản phẩm của công ty, giúp cho bạn có thể tìm kiếm được
những khách hàng tiềm năng.

5. Bày tỏ quan niệm cá nhân: trải qua rất nhiều hoạt động căng thẳng trong cuộc sống, mỗi con người cần bày tỏ và cần nhận được sự sẻ chia để chúng ta cảm thấy thanh thản hơn. Thế nhưng việc chia sẻ vấn đề của mình ngoài đời thực đôi khi trở nên khó khăn với một số người ít nói. Chính vì thế việc viết ra những suy nghĩ của mình qua bàn phím máy tính sẽ giúp chúng ta giải tỏa được phần nào.

6. Mang đến lợi ích về sức khoẻ: giúp cải thiện não bộ và làm chậm quá trình lão hoá, nghiên cứu của giáo sư Gary Small tại trường Đại học California Los Angeles cho thấy càng sử dụng và tìm kiếm nhiều thông tin với internet, não bộ sẽ càng được rèn luyện tốt hơn và các khả năng phán đoán, quyết định cũng sẽ từ đó phát triển thêm. Ông còn đồng thời nhận thấy rằng, việc sử dụng internet nhiều có thể giúp cho não bộ hoạt động tốt hơn, giúp làm giảm quá trình lão hóa và làm cho người lớn tuổi vẫn có suy nghĩ hết sức lạc quan.

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội đã mang đến cho con người hiện nay như giúp ích cho công việc, cho việc tìm kiếm thông tin, thiết lập các mối quan hệ cá nhân hay giải trí… Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu tới công việc, mối quan hệ cá nhân và cuộc sống của người sử dụng.

Mạng xã hội có thật nhiều ích lợi, vậy nên, hay không sử dụng mạng xã hội?

Nhưng dù thế nào, người ta cũng không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có không ít tác hại. Trước hết là về mặt thể chất của con người. Nếu dùng liên tục trong thời gian dài, ánh sáng nhân tạo và bức xạ từ màn hình vi tính, điện thoại sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả mắt và não bộ.

Mạng xã hội còn cướp đi thời gian vận động, tập luyện thể dục thể thao của con người, hậu quả là càng ngày chúng ta càng tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, hay béo phì, tiểu đường…

Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành độn sai lầm như: giết người, nghiện hút, mại dâm…

Đã không còn quá xa lạ với những trường hợp con giết cha, cháu giết bà hay trẻ vị thành niên có thai trước hôn nhân cũng chỉ vì tò mò, học đòi những thứ trên mạng xã hội.

Nhưng chưa hết, mạng xã hội còn giết thời gian giao lưu, khám phá thế giới bên ngoài của giới trẻ. Từ đó, nó khiến con người rơi vào tình trạng “sống ảo” và thiếu đi những kỹ năng mềm. Họ trở nên rụt rè, thiếu tự tin, đặc biệt là không có trải nghiệm, kĩ năng thực tế.

Lúc này, mạng xã hội chính là một con sâu gặm nhấm sức khỏe, tinh thần của những chủ nhân tương lai của đất nước trong âm thầm, lặng lẽ phá hủy tương lai của cả một dân tộc. Một lần nữa, nên hay không sử dụng mạng xã hội?

 1. Giảm tương tác giữa người với người: nghiện mạng xã hội không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình, mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” từ những mối quan hệ ảo hơn những gì ở trước mắt. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng ai còn muốn gặp mặt bạn nữa.

2. Lãng phí thời gian và xao lãng mục tiêu thực của cá nhân: quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kỹ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin “giật gân” nhầm câu like không còn là chuyện xa lạ, song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu dùng quá thường xuyên. Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và nó sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn.

3. Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước. Vì thế, nếu bạn phát hiện mình thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm biệt “facebook” trong một thời gian.

4. Giết chết sự sáng tạo: mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức. Nếu hôm nay bạn có kế hoạch làm việc thì hãy tuyệt đối tránh xa các trang mạng xã hội.

5. Không trung thực và bạo lực trên mạng: “Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu hoặc không có thực. Đồng thời vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên bạo lực hơn hẳn.

6. Thường xuyên so sánh bản thân với người khác: những gì người ta khoe khoang trên mạng không hẳn là con người thật của họ, và việc thường xuyên so sánh những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến tinh thần của bạn. Hãy dừng việc so sánh và nhớ rằng ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình. Từ những hành động thực tế để có thể làm tăng giá trị của bản thân là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta.

7. Mất ngủ: ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn làm bạn khó ngủ hơn. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ hiện nay sẵn sàng thức thâu đêm chỉ vì đam mê các game online. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần.

 8 Thiếu riêng tư:đã có nhiều thông tin cho rằng các trang mạng xã hội bán thông tin cá nhân của người sử dụng, lại thêm nhiều nguy cơ từ hacker, virus. Những điều này đều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển.

Từ việc đó, chúng ta thấy rằng, những thông tin được báo chí đăng hay được truyền tải từ mạng xã hội đã được lan tỏa rộng rãi và được dư luận hết sức quan tâm, mặc dù người đọc hay chia sẻ thông tin đó trên mạng xã hội, đều chưa biết thực hư sự chính xác của thông tin đó ra sao. Xét về góc độ này, chúng ta có thể thấy được mặt trái của mạng xã hội, mọi người đều có thể đọc và chia sẻ những thông tin mà không hiểu rõ về vấn đề, chính điều này đã vô tình gây ra những rắc rối, những ảnh hưởng xấu tới cuộc sống cá nhân của những người trong cuộc.

Do đó, bên cạnh phát huy được những mặt tích cực của mạng xã hội thì cần loại bỏ và ngăn chặn được những mặt tiêu cực của nó. Và có không có giải pháp nào hiệu quả và tối ưu hơn đó là từ chính công tác quản lý của cơ quan quản lý và sự nhận thức, mục đích của người sử dụng. Hãy có cách nhìn và sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.Mạng xã hội không tốt cũng chẳng xấu, nó chính là chính bản thân nó thôi. Nên hay không, phụ thuộc vào cách mà ta sử dụng nó.

Qua đây, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho riêng mình, cần trau dồi một vốn kiến thức để biết sắp xếp thời gian hợp lý, chắt lọc cho mình những thông tin đúng đắn; rèn cho mình một bản lĩnh và tìm cho mình một mục đích sống để gạt sang một bên mọi cám dỗ tầm thường mà đến với hoài bão. Hãy là một người dùng thông thái: Mạng xã hội không thể là ông chủ của bạn, chính bạn phải là người điều khiển mạng xã hội. Trong cuộc sống chúng ta nên dung hòa mọi thứ, tương tác để hiểu nhau nhiều hơn.

Xem thêm bài viết:

1900.0191