Tai nạn trong công trình xây dựng nằm ngoài hợp đồng, hậu quả và trách nhiệm

Câu hỏi của khách hàng: Tai nạn trong công trình xây dựng nằm ngoài hợp đồng, hậu quả và trách nhiệm

Các anh chị Luật sư cho em hỏi ạ: em có người nhà bị tai nạn trong công trình xây dựng (người nhà em được chủ thầu thuê vào dọn dẹp công trình, do công trình sắp xong, theo hợp đồng miệng thì đã hết ngày làm công cho công trình đó, tuy nhiên người nhà em hôm sau vẫn vào công trình làm nốt và nhặt đồng nát còn lại thì xảy ra tai nạn ngã từ tầng 3 của công trình, ngã trong hố làm thang máy (chưa làm thang máy). Hiện đang nằm viện, có khả năng mất lao động hoàn toàn. Sau khi bị ngã gia đình ko báo chính quyền, chủ đầu tư có cho người đến cùng gia đình lo liệu và nộp viện phí. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thỏa thuận gì giữa chủ đầu tư, chủ thầu và gia đình. Vậy em muốn hỏi theo luật thì xử lý thế nào, bên chủ đầu tư, hay nhà thầu họ có phải chịu trách nhiệm gì không, và chịu thế nào, gia đình chưa báo chính quyền về vụ tại nạn thì có sao không (vì bên chủ đầu tư, hay nhà thầu họ có vẻ cũng không muốn mình đi báo), từ ngày ngã đến nay đã 2 tuần. Em xin trân thành cảm ơn các anh chị giúp đỡ.


Luật sư Luật lao động – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 27/06/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề tai nạn trong công trình xây dựng nằm ngoài hợp đồng, hậu quả và trách nhiệm

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật lao động 2012

Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3./ Luật sư trả lời tai nạn trong công trình xây dựng nằm ngoài hợp đồng, hậu quả và trách nhiệm

Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên có thể được xác lập bằng văn bản, bằng hành vi, bằng miệng. Trong trường hợp này hợp đồng được xác lập bằng miệng, đây cũng là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh.

Tuy nhiên, hợp đồng đã hết hạn như đã thỏa thuận, người nhà bạn vẫn vào dọn và không may bị tai nạn, như vậy để yêu cầu bên nhà thầu chịu trách nhiệm rất khó. Bạn cần xem xét là nguyên nhân tai nạn ở đây là gì? Xuất phát từ người nhà bạn hay do công trình xây dựng không đảm bảo là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cho người nhà bạn.

Từ đó, bạn có thể xem xét quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

……………………………………………………………………………………………..

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Mặc dù hợp đồng lao động được xác lập giữa các bên đã chấm dứt, pháp luật vẫn dự liệu đối với trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này nếu người nhà bạn chứng minh được việc xây dựng công trình không đảm bảo,…… là nguyên nhân dẫn đến tai nạn cho người nhà bạn thì người nhà bạn có thể thỏa thuận, thương lượng với nhà thầu để có thể giải quyết một cách thuận lợi nhất cho các bên theo quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191