Bất cập trong quy định về việc lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự

Bất cập trong quy định về việc lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự

21/04/2014

Cưỡng chế thi hành án dân sự là một giai đoạn khó khăn, phức tạp nhất trong quá trình giải quyết việc thi hành án. Do đó, trình tự, thủ tục tiến hành phải hết sức chặt chẽ, đúng pháp luật, vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra những hậu quả khó lường và có thể phải hủy bỏ toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án.

Việc lập kế hoạch cưỡng chế theo quy định tại Điều 72 Luật Thi hành án dân sự hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp phải lập kế hoạch cưỡng chế và những trường hợp phải cưỡng chế ngay, không cần lập kế hoạch. Điều này đã dẫn đến bất cập là trong thực tế có các cách hiểu khác nhau về việc lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án. Cách hiểu không thống nhất này không chỉ có ở cơ quan thi hành án dân sự, mà ngay cả Viện kiểm sát nhân dân cũng có những quan điểm khác nhau.

Từ những bất cập và các cách hiểu khác nhau về lập kế hoạch cưỡng chế, cần phải có những quy định hướng dẫn cụ thể để thi hành Điều 72 trong việc lập kế hoạch cưỡng chế một cách cụ thể, rõ ràng hơn và thống nhất cách hiểu, cách áp dụng giữa các cơ quan trong việc lập kế hoạch và phối hợp cưỡng chế thi hành án dân sự.

Để hiểu rõ hơn những bất cập trong quy định về việc lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự và một số kiến nghị đề xuất, hướng dẫn quy định tại Điều 72 Luật Thi hành án dân sự và, bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin của bài viết: “Bất cập trong quy định về lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự” của tác giả Hồ Quân Chính, được đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật – Số chuyên Thi hành án – Tháng 3/2014.

Hải Việt

Tham khảo thêm:

1900.0191