Phân tích nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và sự thể hiện của nguyên tắc trong pháp luật về sáng chế của Việt Nam

Phân tích nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và sự thể hiện của nguyên tắc trong pháp luật về sáng chế của Việt Nam.

Nội dung: Nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Nguyên tắc này cũng được thể hiện trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Cân bằng lợi ích ở đây là cân bằng lợi ích giữa các tác giả, chủ sở hữu sáng chế với quyền lợi khai thác tìm hiểu của chủ thể. Các tác giả, chủ sở hữu của sáng chế cũng tốn nhiều sức lao động, trí tuệ và chi phí để tạo ra các đối tượng của sáng chế, vì vậy nhà nước đã có cơ chế để ghi nhận công lao của họ; bảo hộ trong một khoản thời gian nhất định, trong thời gian đó họ sẽ có độc quyền với sáng chế.

Tuy nhiên, nếu chỉ hướng đến mục tiêu bảo vệ tác giả, chủ sơ hữu sáng chế thì sẽ dẫn đến sự lạm dụng độc quyền sáng chế và ảnh hưởng đến sự tiếp cận tri thức, tiếp cận thành quả nghiên cứu của đông đảo mọi người trong xã hội. Đặc biệt sáng chế thường có giá trị rất lớn, những người nắm giữ được sáng chế có cơ hội rất lớn trong phát triển, có thể thao túng cả thị trường nền kinh tế, xã hội.

Có thể nhận thấy hiện nay, mẫu thuẫn rất lớn trong việc có nên bỏ việc bảo hộ cho sáng chế vắc-xin Covid hay không? Trước tình hình đại dịch đang ngày càng lan rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu, trên toàn lĩnh vực; một số nước phát triển trên thế giới đã đề xuất bỏ bảo hộ tạm thời với sáng chế vắc-xin Covid; để các nước kém phát triển vừa mới phát triển đang bùng dịch như Ấn Độ; các nước Đông Nam Á có cơ hội tiếp cận vắc-xin để sản xuất và tiêm chủng cho người dân đẩy lùi dịch bệnh.

Nhưng ý kiến lại vấp phải sự phản đối từ các hãng dược phẩm đang sản xuất vắc-xin Covid của Mỹ; Nga; Trung Quốc…, vì cho rằng điều này làm hộ cảm thấy mất động lực nghiên cứu, phát triển sáng chế. Sau bao nhiêu công sức thì họ dường như không nhận được gì nếu sáng chế không được công nhận, bảo hộ. Vì vậy pháp luật các nước cũng cần tiếp tục nghiên cứu, tìm ra giải pháp làm sao cân bằng được lợi ích của cả hai bên

Nguyên tắc cân bằng lợi ích được thể hiện trong luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam;

Quy định hiệu lực của văn bằng sáng chế: Tại Điều 93, luật sở hữu trí tuệ 2005, trao độc quyền cho tác giả, chủ sở hữu trong một khoảng thời gian là 20 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn thêm thời gian bảo hộ.Trong một số trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

1900.0191