Phân tích nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền tác giả và sự thể hiện của nguyên tắc này trong pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam.
Phân tích nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền tác giả. Đây là một nguyên tắc quan trọng và ý nghĩa của bảo hộ quyền tác giả.
Nội dung: “Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích xã hội là sự dung hòa quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên, cao hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật”[1]. Các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã phải bỏ ra rất nhiều sức lao động và trí tuệ, thời gian và chi phí mới có được quyền đó. Nếu như không có cơ chế nào bảo hộ cho quyền của tác giả, chủ sở hữu thì thật là thiệt thòi cho họ, không thể khuyến khích các tác giả tiếp tục sáng tạo, làm cản trở đến sự phát triển của văn học, nghệ thuật, khoa học. Việc xây dựng một cơ chế bảo hộ phù hợp giúp làm cho cơ sở thúc đẩy, phát triển sự sáng tạo, phát triển nền tri thức.
Tuy nhiên nếu như trao nhiều quyền vào tay những tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; sẽ tạo ra sự độc quyền cực lớn, làm cho việc bảo hộ kéo dài, quyền tiếp cận với những tri thức, tài liệu kết quả công trình nghiên cứu của công chúng bị ngăn cản, không được tiếp cận, tiếp thu, kế thừa những tri thức đó. Rõ ràng, hai quyền lợi trên có sự mâu thuẫn, một bên sáng tạo ra thành quả muốn được bảo vệ thành quả của mình; còn một bên muốn được khai thác, sử dụng thành quả đó với chi phí hợp lý. Nếu như nghiêng về quyền lợi của bên nào cũng đều không được. Do đó, đòi hỏi nhà nước phải xây dựng pháp luật một cách phù hợp để cân bằng được lợi ích hai bên. Nguyên tắc này không chỉ là cở sở bảo trùm tư tưởng nội dung xây dựng pháp luật Sở hữu trí tuệ mà còn là mục đích của Sở hữu trí tuệ; được thể hiện trong nhiều Điều, Khoản của luật Sở hữu trí tuệ:
Quy định giới hạn của chủ sở hữu quyền tác giả về thời gian bảo hộ: Thời hạn bảo hộ đối tượng của quyền tác gỉa là khoảng thời gian mà nhà nước bằng quy định pháp luật, hệ thống thực thi quyền cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng độc quyền với tác phẩm của mình. Quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Điều 27 về thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Đối với quyền nhân thân (trừ quyền công bố tác phẩm thời gian bảo hộ là vô hạn; quyền tài sản (và quyền công bố tác phẩm) là suốt cuộc đời tác giả cộng thêm 50 năm tiếp theo sau năm tác giả mất.
Một số ngoại lệ: Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh là 75 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên; Tác phẩm có đồng tác giả sáng tác có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả cộng thêm 50 năm kể từ ngày tác giả cuối cùng qua đời. Sau khi chấm dứt thời hạn bảo hộ tác phẩm thuộc về công chúng; một số tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng nhưng phải tôn trọng quyền nhân thân.
Quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, trả thù lao. Việc sử dụng tự dokhông được làm ảnh hưởng đối với việc khai thác bình thường tác phẩm, không làm ảnh hưởng đến các quyền của tác giả; quyền của chủ sở hữu tác giả và phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc xuất xứ của tác giả. Quy định tại Điều 25, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
“Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao[12]
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”Trường hợp sử dụng tác dụng tác phẩm không được xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 tại Điều 26 quy định “tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công thể để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả”. Tuy nhiên việc sử dụng đó phải không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không phải gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và thông tin về tên tác giả và nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm. Việc sử dụng này cũng không được áp dụng với tác phẩm điện ảnh.
[1] Ths Lê Thị Nam Giang, Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội, Tạp chí Khoa học pháp luật số 02/2009.