Pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập
Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập cảnh đã ban hành phù hợp với đường lối đối ngoại, đường lối phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu thu hút người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để tham quan du lịch, đầu tư, kinh doanh, lao động, học tập, nghiên cứu khoa học… đồng thời đáp ứng được yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này đã cho thấy nhiều quy định còn bất cập, không thống nhất giữa các văn bản, gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng.
Chính vì vậy, ngày 16/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Nội dung của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã kế thừa những quy định trước còn phù hợp, đồng thời bổ sung những quy định mới để giải quyết vướng mắc, bất cập. Những quy định mới phù hợp thông lệ quốc tế và tình hình thực tế ở trong nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần thu hút người nước ngoài đến Việt Nam, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Liên quan đến vấn đề này, tác giải Phạm Hoài Linh đã có bài viết“Pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trước yêu cầu hộinhập” trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số định kỳ 64 trang tháng 12/2014. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Trang Nhi
Tham khảo thêm:
- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở
- Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở
- Một số vấn đề liên quan đến người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hình sự
- Người quản lý di sản tự chia di sản theo ý mình là đúng hay sai
- Quan điểm khác nhau về một vụ cưỡng chế trong thi hành án dân sự
- Trợ giúp pháp lý – Những vấn đề đặt ra
- Điều kiện bảo đảm cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
- Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
- Nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự cần gắn với nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức của cán bộ thi hành án