Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở
Là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, phối hợp với các cơ quan tư pháp tham gia thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tại một số địa phương, cơ sở, vai trò của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở vẫn còn hạn chế, chưa được phát huy. Mặt trận Tổ quốc và tổ chức các thành viên chưa thực sự là mối liên kết để vận động, hòa giải kịp thời, triệt để các mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, dẫn đến mâu thuẫn kéo dài, ảnh hưởng tình làng, nghĩa xóm hoặc có khiếu nại đến cơ quan thẩm quyền. Sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan tư pháp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở một số nơi chưa mang lại hiệu quả cao trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Trong phạm vi bài viết “Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở”, tác giả Đỗ Thị Nhẫn cũng nêu lên một số đề xuất nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở góp phần dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Để hiểu cụ thể hơn những nội dung chính mà tác giả đã đề cập, độc giả có thể nghiên cứu bài viết được đăng trên Số chuyên đề tháng 7/2014 về “Thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Vũ Hải Việt
Tham khảo thêm:
- Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật
- Giải pháp nhằm hạn chế vi phạm pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất
- Pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập
- Nhận diện về lao động cưỡng bức trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành
- Bàn về điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản
- Bàn về hậu quả pháp lý việc đình chỉ thi hành án theo thỏa thuận của đương sự
- Ngành Thi hành án dân sự Bắc Kạn 17 năm xây dựng và trưởng thành
- Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự phục vụ công tác đặc xá và xét giảm án
- Thực tiễn áp dụng chế định tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2005
- Việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung công quỹ Nhà nước