Những bất cập, hạn chế của pháp luật về sở hữu trí tuệ và kiến nghị hoàn thiện
26/04/2016
Điều 2 (8) của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký ngày 14/7/1967 quy định: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ kết quả của hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghiệp.”.
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) (viết tắt Luật SHTT) được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản là: Pháp điển hoá, kế thừa có chọn lọc, bổ sung các quy định còn thiếu, các quy định mới về sở hữu trí tuệ (SHTT) đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định pháp luật SHTT và giữa các quy định liên quan đến SHTTcủa các ngành luật khác; đảm bảo sự tương thích giữa các quy định SHTTcủa Việt nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các Hiệp định song phương, đa phương khác mà Nhà nước ta đã ký kết; đảm bảo các quy định về quyền SHTT phù hợp với điều kiện của Việt nam. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ lưỡng những quy định của pháp luật hiện hành về SHTT, theo tác giả vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tiễn, cụ thể:
Thứ nhất, theo quy định tại điểm a khoản 1 Đ 25 Luật SHTT, nếu sao chép một bản của tác phẩm đã công bố nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Vậy trong một nhóm nhà nghiên cứu, họ sao chép tác phẩm thành nhiều bản cũng chỉ để nghiên cứu khoa học thì có phải xin phép và trả thù lao, nhuận bút cho tác giả không? Xoay quanh vấn đề này, hiện có các quan điểm sau: Quan điểm thứ nhất, quy định như trên đang là nguyên nhân tạo ra một vấn nạn đó là, phô tô giáo trình bài giảng, sách chuyên khảo, luận văn, luận án để sử dụng cho mục đích học tập của học sinh, sinh viên, học viên trong các nhà trường, cơ sở đào tạo hầu như thiếu sự kiểm soát. Trong khi đó, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật SHTT quyền sao chép là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử. Quan điểm thứ hai, nhu cầu nghiên cứu khoa học là có thật và không chỉ có với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các nhà trường, mà ngay cả nhiều đối tượng đang công tác ở cơ sở vẫn muốn được nghiên cứu tiếp cận tri thức, để phát hiện ra những vấn đề mới, do đó, quy định như tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT là phù hợp. Mặt khác, tại khoản 2 Điều 9 Công ước Berne cũng cho phép: “Luật pháp quốc gia thành viên có quyền cho phép sao in tác phẩm trong một vài trường hợp đặc biệt, miễn là sự sao in đó không phương hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm hoặc không gây thiệt thòi bất chính cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả”.
Thứ hai, khoản 4 Điều 19 Luật SHTT quy định tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quy định này dễ gây hiểu nhầm, mà theo đó, tác giả chỉ có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào khi hành vi đó gây phương hại đến danh dự và uy tín tác giả, còn nếu không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì “vô tư”, vì vậy, nên tình trạng cắt xén nội dung tác phẩm của tác giả này, tác giả kia để “hô biến” thành sản phẩm “trí tuệ” của chính mình đang diễn ra tương đối nhiều, mà không ít lần buộc báo chí phải lên tiếng.
Thứ ba, khoản 1[1] Điều 20 Luật SHTT có quy định về quyền tài sản, tuy nhiên, những quy định của Luật SHTT rất chung chung, cần phải được cụ thể hơn nữa trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Hơn nữa, trong các quyền tài sản mà nhà làm luật liệt kê tại Điều 20 Luật SHTT, theo tác giả còn thiếu cũng có ý nghĩa là quyền tài sản trong lĩnh vực SHTT, đó là quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Thực ra, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là một cách thức truyền đạt tác phẩm tới công chúng, cho nên, không nhất thiết phải tách ra quy định thành một quyền riêng.
Thứ tư, nhiều người rất mong đợi, trong đó phải kể đến các nhà khoa học pháp lý và những nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tuy nhiên, Luật SHTT không đề cập đến sáng chế về công nghệ sinh học. Một trong những nét đặc trưng của công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (agribiotech) là sự gia tăng tính sở hữu của nó. Không giống như các ngành khoa học nông nghiệp trong quá khứ xuất phát từ các phòng thí nghiệm có quỹ hoạt động từ Nhà nước, hiện nay ngành công nghệ sinh học được bảo vệ bởi các bằng sáng chế và các quyền về SHTT (Intellectual Property Rights – IPRs). Chức năng của IPRs định hướng thúc đẩy nghiên cứu và phát triển bằng cách sáng tạo động cơ đầu tư cho sự sáng tạo và khuyến khích các sáng chế được đưa vào ứng dụng. Các IPRs được sở hữu chủ yếu bởi khu vực kinh tế tư nhân, dẫn đến sự độc quyền trong cung cấp hạt giống, các công cụ nghiên cứu thậm chí cả về kiến thức? Các IPRs sẽ thúc đẩy nghiên cứu và phát triển bằng cách tạo động cơ đầu tư cho quá trình sáng tạo và khuyến khích cho các phát minh được đưa vào ứng dụng. Hiện nay, sở hữu các IPRs trong công nghệ sinh học nông nghiệp là một vấn đề tác động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm và chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp, sáng chế có thể bao gồm: các phương pháp chuyển gen ở thực vật, các vector, gen…và ở các quốc gia cho phép cấp bằng sáng chế cho các thể thức sống cao hơn như thực vật hay động vật biến đổi gen. Như vậy, các nhà khoa học đã có những đóng góp quan trọng của IPRs, đặc biệt cho mục đích phát triển sản phẩm. Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu hết các cơ quan nghiên cứu, bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước của nhiều quốc gia trên thế giới đã chủ động xem xét hoặc thực hiện các chính sách về IPRs.
Thứ năm, Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, phạm vi dấu hiệu được công nhận là nhãn hiệu hàng hóa vẫn rất hẹp và không tương thích với quy định của Hiệp định TRIPs. Trong khi đó, theo các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia, các dấu hiệu có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa được quy định rất rộng. Cụ thể, theo Điều 15[2] Hiệp định TRIPs thì bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể được công nhận là nhãn hiệu hàng hoá. Khác với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, điều kiện duy nhất để một hoặc những dấu hiệu được công nhận là nhãn hiệu hàng hoá chỉ là khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Như vậy, về nguyên tắc, bất kỳ dấu hiệu nào cho dù là có thể nhìn thấy như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc (bao gồm màu sắc trong sự kết hợp với các yếu tố khác hoặc chỉ riêng màu sắc), không gian ba chiều hoặc không được nhìn thấy như âm thanh, mùi, vị nếu như có khả năng phân biệt đều có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá. Thực tế cho thấy, bên cạnh các dấu hiệu truyền thống, phổ biến như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, các dấu hiệu khác như không gian ba chiều, như hình dáng bên ngoài của một tổ hợp kiến trúc gồm nhà hàng, khách sạn, khu giải trí, khu thương mại được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá (Nhãn hiệu số 2048209 của Vương quốc Anh); âm thanh, cũng được đăng ký là nhãn hiệu âm thanh cho điện thoại Nokia (Nhãn hiệu số 001040955 của Cộng đồng Châu Âu.); mùi, mùi của cỏ vừa mới cắt cũng được đăng ký là nhãn hiệu mùi cho bóng tennis – Dữ liệu từ vụ việc R 156/1998-2 của Cộng đồng Châu Âu; Mùi của hoa hồng được đăng ký là nhãn hiệu cho chỉ thêu – Dữ liệu từ vụ Re Clarke 17 USPQ 2d 1238 (1990) của Mỹ; màu sắc, màu tím được đăng ký là nhãn hiệu màu cho kẹo socola (Nhãn hiệu số 000031336 của Cộng đồng Châu Âu.);…đã đóng vai trò tích cực là “sự chỉ dẫn”, hay “sự phân biệt” hàng hoá, dịch vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau.
Thứ sáu, khoản 1 Điều 123[3] Luật SHTT, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý và có quyền định đoạt chỉ dẫn địa lý. Vậy, phải chăng cho phép sử dụng chỉ dẫn địa lý ở đây chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là Nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân nhất định ở địa phương tương ứng sử dụng chỉ dẫn địa lý này (trao quyền sử dụng)? Quyền định đoạt chỉ dẫn địa lý chỉ là quyền quyết định chỉ dẫn địa lý đã không tồn tại nữa (chẳng hạn khi chỉ dẫn địa lý trở thành tên gọi chung) mà không có quyền chuyển nhượng? Hơn nữa, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 123, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền sử dụng cũng có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý? Vậy, chuyển giao quyền sử dụng cũng là một hình thức cho phép sử dụng, sao lại không được công nhận?
Thứ bảy, Điều 213[4] Luật SHTT quy định hàng hoá giả mạo về SHTT, theo đó, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hàng hoá là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ nhãn hiệu hoặc của cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý. Thuật ngữ “khó phân biệt” có phải là “tương tự” không? Hơn nữa, Điều 213 Luật SHTT có tên gọi là “Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ” nhưng khoản 1 của điều luật này lại quy định rằng “hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý”. Vậy nếu hàng hoá được sản xuất theo quy trình đã được bảo hộ là sáng chế có phải là hàng hoá giả mạo về SHTT hay không?
Kiến nghị
Trước hết, cần phải nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, phải coi SHTT là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế; hơn nữa, hoàn thiện pháp luật SHTT là điều bắt buộc các quốc gia phải thực hiện trong tiến trình hội nhập quốc tế. Các quy định pháp luật SHTT phải khắc phục được những bất cập, hạn chế còn tồn tại đã được đề cập. Đó là, pháp luật SHTT phải có tính hệ thống, tính thống nhất; cần phải quy định thêm những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh; các quy định phải rõ ràng, cụ thể; tương thích với các Công ước quốc tế liên quan đến quyền SHTT mà chúng ta đã là thành viên, đặc biệt là Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs); Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) đã chứng tỏ điều này. Từ những hạn chế vừa nêu, tác giả đề xuất vài kiến nghị sau:
Một là, sửa đổi, bổ sung Luật SHTT theo hướng quy định thêm về các đối tượng sở hữu công nghiệp cho phù hợp với các Công ước Paris và Hiệp định TRIPs. Cụ thể, quy định bảo hộ quyền SHTT đối với công nghệ sinh học; mở rộng phạm vi bảo hộ đối với kiểu dáng hàng dệt; quy định phạm vi rộng hơn những dấu hiệu có khả năng được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hoá như: không gian ba chiều, âm thanh, thậm chí cả các dấu hiệu mùi, vị.
Như trên đã đề cập, để bảo đảm chặt chẽ về mặt từ ngữ, điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT, sau khi sửa đổi, bổ sung được viết thành: “tự sao chép một bản nhằm mục đích học tập, nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân”. Điều này cũng tương thích với quy định trong Luật Bản quyền của Mỹ, mà theo đó cũng cho phép giáo viên hoặc học sinh sao chép một phần nhỏ của các tác phẩm để minh họa cho bài học.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 19 Luật SHTT, cần sửa đổi quy định hiện hành thành tác giả có quyền:“bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt, lắp ghép hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào”
Hai là, hoàn thiện các quy định về thực thi quyền SHTT trong pháp luật hành chính.
Trong số nhiều vụ xâm phạm SHTT được lực lượng quản lý thị trường xử lý nhưng rất ít vụ việc bị xử lý bằng pháp luật hình sự. Điều này lý giải vì sao trên thực tế hành vi xâm phạm nhãn hiệu ngày càng phổ biến, lan rộng. Nhưng các biện pháp xử lý vi phạm về SHTT của cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, bởi theo quy định hiện hành, mức phạt cao nhất đối với vi phạm SHTT của doanh nghiệp 500 triệu đồng, cá nhân 250 triệu đồng. Do mức phạt được “khống chế” theo mức trần, nên tác dụng ngăn ngừa vi phạm rất thấp. Ngoài ra, hiện cũng có nhiều cơ quan tham gia xử lý vi phạm quyền SHTT: Hải quan, quản lý thị trường, công an, tòa án…Mặc dù, thẩm quyền của mỗi cơ quan đã được quy định rõ nhưng vẫn có hiện tượng chồng chéo trong khâu xử lý vi phạm SHTT. Điều này khiến doanh nghiệp lúng túng, ngần ngại khi liên hệ để bảo vệ quyền SHTT. Để đấu tranh ngăn chặn vi phạm SHTT, trong bối cảnh nền kinh tế mở như hiện nay, doanh nghiệp phải tự xác lập uy tín, thương hiệu của mình mới cạnh tranh được trên thị trường. Trong đó, đăng ký quyền SHTT, là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang tràn lan như hiện nay…
Về phía cơ quan chức năng cần có biện pháp “mạnh tay” hơn với vấn nạn này, quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT theo hướng giảm bớt đầu mối và tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo; quy định rõ ràng thẩm quyền của từng cơ quan và phạm vi cũng như cách thức phối hợp giữa những cơ quan này khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT
Sửa đổi quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT theo hướng: tăng mức phạt tối đa; mức phạt phải cao hơn lợi nhuận mà người vi phạm có thể thu được từ hành vi vi phạm và tăng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm như vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm liên quan đến các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ của cộng đồng. Cần thiết loại bỏ quy định xử phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng, bởi biện pháp này không có tính răn đe, người vi phạm dễ “nhờn thuốc”.
Ba là, ban hành những quy định cụ thể về thủ tục tố tụng hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mà theo đó:
+Mở rộng thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực SHTT cho Toà án cho phù hợp với Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) và Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (TRIPs).
+Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể hoạt động kiểm soát biên giới nhằm chống lại việc vi phạm quyền SHTT gắn liền với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới nước ta.
Bốn là, bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp SHTT thông qua thương lượng, hoà giải.
Dù theo quy định của pháp luật về SHTT, các bên tranh chấp đều có thể khởi kiện tại tòa án dân sự có thẩm quyền để yêu cầu xử lý việc tranh chấp tên miền. Và biện pháp này thường là cách cuối cùng khi không thể giải quyết được bằng các biện pháp khác. Tuy có ưu điểm, giải quyết tranh chấp triệt để và các bên có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhưng nhược điểm của biện pháp này, tương tự như biện pháp trọng tài, việc khởi kiện tại tòa án dân sự phù hợp hơn với các tổ chức và cá nhân nước ngoài do chi phí khởi kiện và xét xử khá cao, tốn nhiều thời gian vì có thể trải qua nhiều cấp xét xử. Thực tế tại Việt Nam, rất ít có tiền lệ xét xử vụ việc theo biện pháp này. Ví dụ: năm 2009, Công ty Samsung đã nộp đơn khởi kiện lên Tòa án kinh tế của Thành phố Hà Nội để giành lại hai tên miền thương hiệu của samsung là: Samsungmobile.vn và samsungmobile.com.vn. Tuy nhiên, phải mất tới 2 năm, năm 2011 Samsung mới hoàn thành việc giành lại các tên miền này[5].
Giải quyết tranh chấp SHTT thông qua thương lượng, hoà giải là biện pháp giải quyết tranh chấp không chính thức thông qua vai trò trung gian hoà giải của những người có kiến thức trong lĩnh vực SHTT, đó là luật sư và các chuyên gia SHTT. Ở nhiều nước, biện pháp này được áp dụng khá phổ biến. Riêng ở nước ta, mặc dù pháp luật chưa quy định nhưng trong thực tế biện pháp này đã được áp dụng hiệu quả ở một số thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội. Còn nhớ Nhãn hiệu Cadi – Sun của Công ty dây và cáp điện Thượng Đình với Công ty dây và cáp điện Việt Nam Cadivi. Nhưng thật may là cả Công ty Thượng Đình và Công ty Cadivi đều là thành viên của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam. Với vai trò trung gian, Hiệp hội đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ giữa 2 doanh nghiệp để thương lượng, hoà giải và cuối cùng cũng đã đi đến thống nhất công nhận lẫn nhau, không tranh chấp nhãn hiệu nữa, đồng thời hoàn toàn không yêu cầu bồi thường thiệt hại của nhau mà quyết định chấm dứt tranh chấp, kết thúc trong hoà bình. Theo Lê Văn Kiều, Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN, trước hết là biện pháp thương lượng, hòa giải để các bên tự dàn xếp tranh chấp. Để có sự thỏa hiệp thì việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên cần phải thông qua sự can thiệp của bên thứ ba, hoạt động một cách trung lập và khuyến khích các bên xóa bớt sự khác biệt. Nếu không có sự tham gia của bên thứ ba thì quá trình này không gọi là hòa giải mà là thương lượng. Nếu hai bên không thương lượng, hòa giải được với nhau thì để giải quyết tranh chấp quyền SHCN sẽ phải bằng biện pháp hành chính hoặc tòa án. Với việc khởi kiện ra toà hoặc nhờ các cơ quan hành chính giải quyết bằng bản án hoặc quyết định hành chính, thường các bên tranh chấp phải chịu nhiều tổn thất về tài chính, tinh thần và thời gian. Cuộc thương lượng, hòa giải thành công của hai chủ sở hữu nhãn hiệu Cadi – Sun và Cadivi là một ví dụ cụ thể để các bên có tranh chấp về SHCN tham khảo rất bổ ích.
Tuy nhiên, việc thương lượng, hòa giải chỉ được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp về chủ thể quyền, quyền sử dụng, có hoặc không có hành vi xâm phạm các đối tượng SHTT, trường hợp sản xuất buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý thì các bên không được phép thương lượng, hòa giải với nhau. Cho dù các bên có sự thương lượng, hòa giải thành công thì cũng không được cơ quan có thẩm quyền công nhận[6]. Do vậy, theo quan điểm của tác giả, việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp này ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay cần được khuyến khích.
Kết luận
Không phải chỉ ở những nước kém phát triển và nước đang phát triển như Việt nam, pháp luật mới tồn tại hạn chế, bất cập mà ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật được coi là hoàn thiện nhất thế giới, chúng ta vẫn tìm thấy những lỗ hổng, những khiếm khuyết. Điều quan trọng là chúng ta phải nghiêm túc, thận trọng và khách quan khi nhìn nhận những khiếm khuyết đó và có phương hướng, cách thức hoàn thiện nó. Pháp luật SHTT là một lĩnh vực pháp luật tương đối phức tạp, bởi vậy không tránh khỏi hạn chế, do vậy, cần tích cực hoàn thiện pháp luật SHTT với mục tiêu lĩnh vực pháp luật này, như Điều 7 Hiệp định TRIPs quy định: “góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ”.
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) (viết tắt Luật SHTT) được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản là: Pháp điển hoá, kế thừa có chọn lọc, bổ sung các quy định còn thiếu, các quy định mới về sở hữu trí tuệ (SHTT) đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định pháp luật SHTT và giữa các quy định liên quan đến SHTTcủa các ngành luật khác; đảm bảo sự tương thích giữa các quy định SHTTcủa Việt nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các Hiệp định song phương, đa phương khác mà Nhà nước ta đã ký kết; đảm bảo các quy định về quyền SHTT phù hợp với điều kiện của Việt nam. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ lưỡng những quy định của pháp luật hiện hành về SHTT, theo tác giả vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tiễn, cụ thể:
Thứ nhất, theo quy định tại điểm a khoản 1 Đ 25 Luật SHTT, nếu sao chép một bản của tác phẩm đã công bố nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Vậy trong một nhóm nhà nghiên cứu, họ sao chép tác phẩm thành nhiều bản cũng chỉ để nghiên cứu khoa học thì có phải xin phép và trả thù lao, nhuận bút cho tác giả không? Xoay quanh vấn đề này, hiện có các quan điểm sau: Quan điểm thứ nhất, quy định như trên đang là nguyên nhân tạo ra một vấn nạn đó là, phô tô giáo trình bài giảng, sách chuyên khảo, luận văn, luận án để sử dụng cho mục đích học tập của học sinh, sinh viên, học viên trong các nhà trường, cơ sở đào tạo hầu như thiếu sự kiểm soát. Trong khi đó, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật SHTT quyền sao chép là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử. Quan điểm thứ hai, nhu cầu nghiên cứu khoa học là có thật và không chỉ có với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các nhà trường, mà ngay cả nhiều đối tượng đang công tác ở cơ sở vẫn muốn được nghiên cứu tiếp cận tri thức, để phát hiện ra những vấn đề mới, do đó, quy định như tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT là phù hợp. Mặt khác, tại khoản 2 Điều 9 Công ước Berne cũng cho phép: “Luật pháp quốc gia thành viên có quyền cho phép sao in tác phẩm trong một vài trường hợp đặc biệt, miễn là sự sao in đó không phương hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm hoặc không gây thiệt thòi bất chính cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả”.
Thứ hai, khoản 4 Điều 19 Luật SHTT quy định tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quy định này dễ gây hiểu nhầm, mà theo đó, tác giả chỉ có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào khi hành vi đó gây phương hại đến danh dự và uy tín tác giả, còn nếu không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì “vô tư”, vì vậy, nên tình trạng cắt xén nội dung tác phẩm của tác giả này, tác giả kia để “hô biến” thành sản phẩm “trí tuệ” của chính mình đang diễn ra tương đối nhiều, mà không ít lần buộc báo chí phải lên tiếng.
Thứ ba, khoản 1[1] Điều 20 Luật SHTT có quy định về quyền tài sản, tuy nhiên, những quy định của Luật SHTT rất chung chung, cần phải được cụ thể hơn nữa trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Hơn nữa, trong các quyền tài sản mà nhà làm luật liệt kê tại Điều 20 Luật SHTT, theo tác giả còn thiếu cũng có ý nghĩa là quyền tài sản trong lĩnh vực SHTT, đó là quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Thực ra, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là một cách thức truyền đạt tác phẩm tới công chúng, cho nên, không nhất thiết phải tách ra quy định thành một quyền riêng.
Thứ tư, nhiều người rất mong đợi, trong đó phải kể đến các nhà khoa học pháp lý và những nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tuy nhiên, Luật SHTT không đề cập đến sáng chế về công nghệ sinh học. Một trong những nét đặc trưng của công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (agribiotech) là sự gia tăng tính sở hữu của nó. Không giống như các ngành khoa học nông nghiệp trong quá khứ xuất phát từ các phòng thí nghiệm có quỹ hoạt động từ Nhà nước, hiện nay ngành công nghệ sinh học được bảo vệ bởi các bằng sáng chế và các quyền về SHTT (Intellectual Property Rights – IPRs). Chức năng của IPRs định hướng thúc đẩy nghiên cứu và phát triển bằng cách sáng tạo động cơ đầu tư cho sự sáng tạo và khuyến khích các sáng chế được đưa vào ứng dụng. Các IPRs được sở hữu chủ yếu bởi khu vực kinh tế tư nhân, dẫn đến sự độc quyền trong cung cấp hạt giống, các công cụ nghiên cứu thậm chí cả về kiến thức? Các IPRs sẽ thúc đẩy nghiên cứu và phát triển bằng cách tạo động cơ đầu tư cho quá trình sáng tạo và khuyến khích cho các phát minh được đưa vào ứng dụng. Hiện nay, sở hữu các IPRs trong công nghệ sinh học nông nghiệp là một vấn đề tác động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm và chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp, sáng chế có thể bao gồm: các phương pháp chuyển gen ở thực vật, các vector, gen…và ở các quốc gia cho phép cấp bằng sáng chế cho các thể thức sống cao hơn như thực vật hay động vật biến đổi gen. Như vậy, các nhà khoa học đã có những đóng góp quan trọng của IPRs, đặc biệt cho mục đích phát triển sản phẩm. Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu hết các cơ quan nghiên cứu, bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước của nhiều quốc gia trên thế giới đã chủ động xem xét hoặc thực hiện các chính sách về IPRs.
Thứ năm, Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, phạm vi dấu hiệu được công nhận là nhãn hiệu hàng hóa vẫn rất hẹp và không tương thích với quy định của Hiệp định TRIPs. Trong khi đó, theo các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia, các dấu hiệu có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa được quy định rất rộng. Cụ thể, theo Điều 15[2] Hiệp định TRIPs thì bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể được công nhận là nhãn hiệu hàng hoá. Khác với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, điều kiện duy nhất để một hoặc những dấu hiệu được công nhận là nhãn hiệu hàng hoá chỉ là khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Như vậy, về nguyên tắc, bất kỳ dấu hiệu nào cho dù là có thể nhìn thấy như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc (bao gồm màu sắc trong sự kết hợp với các yếu tố khác hoặc chỉ riêng màu sắc), không gian ba chiều hoặc không được nhìn thấy như âm thanh, mùi, vị nếu như có khả năng phân biệt đều có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá. Thực tế cho thấy, bên cạnh các dấu hiệu truyền thống, phổ biến như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, các dấu hiệu khác như không gian ba chiều, như hình dáng bên ngoài của một tổ hợp kiến trúc gồm nhà hàng, khách sạn, khu giải trí, khu thương mại được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá (Nhãn hiệu số 2048209 của Vương quốc Anh); âm thanh, cũng được đăng ký là nhãn hiệu âm thanh cho điện thoại Nokia (Nhãn hiệu số 001040955 của Cộng đồng Châu Âu.); mùi, mùi của cỏ vừa mới cắt cũng được đăng ký là nhãn hiệu mùi cho bóng tennis – Dữ liệu từ vụ việc R 156/1998-2 của Cộng đồng Châu Âu; Mùi của hoa hồng được đăng ký là nhãn hiệu cho chỉ thêu – Dữ liệu từ vụ Re Clarke 17 USPQ 2d 1238 (1990) của Mỹ; màu sắc, màu tím được đăng ký là nhãn hiệu màu cho kẹo socola (Nhãn hiệu số 000031336 của Cộng đồng Châu Âu.);…đã đóng vai trò tích cực là “sự chỉ dẫn”, hay “sự phân biệt” hàng hoá, dịch vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau.
Thứ sáu, khoản 1 Điều 123[3] Luật SHTT, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý và có quyền định đoạt chỉ dẫn địa lý. Vậy, phải chăng cho phép sử dụng chỉ dẫn địa lý ở đây chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là Nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân nhất định ở địa phương tương ứng sử dụng chỉ dẫn địa lý này (trao quyền sử dụng)? Quyền định đoạt chỉ dẫn địa lý chỉ là quyền quyết định chỉ dẫn địa lý đã không tồn tại nữa (chẳng hạn khi chỉ dẫn địa lý trở thành tên gọi chung) mà không có quyền chuyển nhượng? Hơn nữa, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 123, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền sử dụng cũng có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý? Vậy, chuyển giao quyền sử dụng cũng là một hình thức cho phép sử dụng, sao lại không được công nhận?
Thứ bảy, Điều 213[4] Luật SHTT quy định hàng hoá giả mạo về SHTT, theo đó, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hàng hoá là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ nhãn hiệu hoặc của cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý. Thuật ngữ “khó phân biệt” có phải là “tương tự” không? Hơn nữa, Điều 213 Luật SHTT có tên gọi là “Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ” nhưng khoản 1 của điều luật này lại quy định rằng “hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý”. Vậy nếu hàng hoá được sản xuất theo quy trình đã được bảo hộ là sáng chế có phải là hàng hoá giả mạo về SHTT hay không?
Kiến nghị
Trước hết, cần phải nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, phải coi SHTT là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế; hơn nữa, hoàn thiện pháp luật SHTT là điều bắt buộc các quốc gia phải thực hiện trong tiến trình hội nhập quốc tế. Các quy định pháp luật SHTT phải khắc phục được những bất cập, hạn chế còn tồn tại đã được đề cập. Đó là, pháp luật SHTT phải có tính hệ thống, tính thống nhất; cần phải quy định thêm những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh; các quy định phải rõ ràng, cụ thể; tương thích với các Công ước quốc tế liên quan đến quyền SHTT mà chúng ta đã là thành viên, đặc biệt là Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs); Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) đã chứng tỏ điều này. Từ những hạn chế vừa nêu, tác giả đề xuất vài kiến nghị sau:
Một là, sửa đổi, bổ sung Luật SHTT theo hướng quy định thêm về các đối tượng sở hữu công nghiệp cho phù hợp với các Công ước Paris và Hiệp định TRIPs. Cụ thể, quy định bảo hộ quyền SHTT đối với công nghệ sinh học; mở rộng phạm vi bảo hộ đối với kiểu dáng hàng dệt; quy định phạm vi rộng hơn những dấu hiệu có khả năng được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hoá như: không gian ba chiều, âm thanh, thậm chí cả các dấu hiệu mùi, vị.
Như trên đã đề cập, để bảo đảm chặt chẽ về mặt từ ngữ, điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT, sau khi sửa đổi, bổ sung được viết thành: “tự sao chép một bản nhằm mục đích học tập, nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân”. Điều này cũng tương thích với quy định trong Luật Bản quyền của Mỹ, mà theo đó cũng cho phép giáo viên hoặc học sinh sao chép một phần nhỏ của các tác phẩm để minh họa cho bài học.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 19 Luật SHTT, cần sửa đổi quy định hiện hành thành tác giả có quyền:“bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt, lắp ghép hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào”
Hai là, hoàn thiện các quy định về thực thi quyền SHTT trong pháp luật hành chính.
Trong số nhiều vụ xâm phạm SHTT được lực lượng quản lý thị trường xử lý nhưng rất ít vụ việc bị xử lý bằng pháp luật hình sự. Điều này lý giải vì sao trên thực tế hành vi xâm phạm nhãn hiệu ngày càng phổ biến, lan rộng. Nhưng các biện pháp xử lý vi phạm về SHTT của cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, bởi theo quy định hiện hành, mức phạt cao nhất đối với vi phạm SHTT của doanh nghiệp 500 triệu đồng, cá nhân 250 triệu đồng. Do mức phạt được “khống chế” theo mức trần, nên tác dụng ngăn ngừa vi phạm rất thấp. Ngoài ra, hiện cũng có nhiều cơ quan tham gia xử lý vi phạm quyền SHTT: Hải quan, quản lý thị trường, công an, tòa án…Mặc dù, thẩm quyền của mỗi cơ quan đã được quy định rõ nhưng vẫn có hiện tượng chồng chéo trong khâu xử lý vi phạm SHTT. Điều này khiến doanh nghiệp lúng túng, ngần ngại khi liên hệ để bảo vệ quyền SHTT. Để đấu tranh ngăn chặn vi phạm SHTT, trong bối cảnh nền kinh tế mở như hiện nay, doanh nghiệp phải tự xác lập uy tín, thương hiệu của mình mới cạnh tranh được trên thị trường. Trong đó, đăng ký quyền SHTT, là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang tràn lan như hiện nay…
Về phía cơ quan chức năng cần có biện pháp “mạnh tay” hơn với vấn nạn này, quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT theo hướng giảm bớt đầu mối và tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo; quy định rõ ràng thẩm quyền của từng cơ quan và phạm vi cũng như cách thức phối hợp giữa những cơ quan này khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT
Sửa đổi quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT theo hướng: tăng mức phạt tối đa; mức phạt phải cao hơn lợi nhuận mà người vi phạm có thể thu được từ hành vi vi phạm và tăng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm như vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm liên quan đến các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ của cộng đồng. Cần thiết loại bỏ quy định xử phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng, bởi biện pháp này không có tính răn đe, người vi phạm dễ “nhờn thuốc”.
Ba là, ban hành những quy định cụ thể về thủ tục tố tụng hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mà theo đó:
+Mở rộng thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực SHTT cho Toà án cho phù hợp với Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) và Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (TRIPs).
+Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể hoạt động kiểm soát biên giới nhằm chống lại việc vi phạm quyền SHTT gắn liền với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới nước ta.
Bốn là, bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp SHTT thông qua thương lượng, hoà giải.
Dù theo quy định của pháp luật về SHTT, các bên tranh chấp đều có thể khởi kiện tại tòa án dân sự có thẩm quyền để yêu cầu xử lý việc tranh chấp tên miền. Và biện pháp này thường là cách cuối cùng khi không thể giải quyết được bằng các biện pháp khác. Tuy có ưu điểm, giải quyết tranh chấp triệt để và các bên có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhưng nhược điểm của biện pháp này, tương tự như biện pháp trọng tài, việc khởi kiện tại tòa án dân sự phù hợp hơn với các tổ chức và cá nhân nước ngoài do chi phí khởi kiện và xét xử khá cao, tốn nhiều thời gian vì có thể trải qua nhiều cấp xét xử. Thực tế tại Việt Nam, rất ít có tiền lệ xét xử vụ việc theo biện pháp này. Ví dụ: năm 2009, Công ty Samsung đã nộp đơn khởi kiện lên Tòa án kinh tế của Thành phố Hà Nội để giành lại hai tên miền thương hiệu của samsung là: Samsungmobile.vn và samsungmobile.com.vn. Tuy nhiên, phải mất tới 2 năm, năm 2011 Samsung mới hoàn thành việc giành lại các tên miền này[5].
Giải quyết tranh chấp SHTT thông qua thương lượng, hoà giải là biện pháp giải quyết tranh chấp không chính thức thông qua vai trò trung gian hoà giải của những người có kiến thức trong lĩnh vực SHTT, đó là luật sư và các chuyên gia SHTT. Ở nhiều nước, biện pháp này được áp dụng khá phổ biến. Riêng ở nước ta, mặc dù pháp luật chưa quy định nhưng trong thực tế biện pháp này đã được áp dụng hiệu quả ở một số thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội. Còn nhớ Nhãn hiệu Cadi – Sun của Công ty dây và cáp điện Thượng Đình với Công ty dây và cáp điện Việt Nam Cadivi. Nhưng thật may là cả Công ty Thượng Đình và Công ty Cadivi đều là thành viên của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam. Với vai trò trung gian, Hiệp hội đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ giữa 2 doanh nghiệp để thương lượng, hoà giải và cuối cùng cũng đã đi đến thống nhất công nhận lẫn nhau, không tranh chấp nhãn hiệu nữa, đồng thời hoàn toàn không yêu cầu bồi thường thiệt hại của nhau mà quyết định chấm dứt tranh chấp, kết thúc trong hoà bình. Theo Lê Văn Kiều, Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN, trước hết là biện pháp thương lượng, hòa giải để các bên tự dàn xếp tranh chấp. Để có sự thỏa hiệp thì việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên cần phải thông qua sự can thiệp của bên thứ ba, hoạt động một cách trung lập và khuyến khích các bên xóa bớt sự khác biệt. Nếu không có sự tham gia của bên thứ ba thì quá trình này không gọi là hòa giải mà là thương lượng. Nếu hai bên không thương lượng, hòa giải được với nhau thì để giải quyết tranh chấp quyền SHCN sẽ phải bằng biện pháp hành chính hoặc tòa án. Với việc khởi kiện ra toà hoặc nhờ các cơ quan hành chính giải quyết bằng bản án hoặc quyết định hành chính, thường các bên tranh chấp phải chịu nhiều tổn thất về tài chính, tinh thần và thời gian. Cuộc thương lượng, hòa giải thành công của hai chủ sở hữu nhãn hiệu Cadi – Sun và Cadivi là một ví dụ cụ thể để các bên có tranh chấp về SHCN tham khảo rất bổ ích.
Tuy nhiên, việc thương lượng, hòa giải chỉ được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp về chủ thể quyền, quyền sử dụng, có hoặc không có hành vi xâm phạm các đối tượng SHTT, trường hợp sản xuất buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý thì các bên không được phép thương lượng, hòa giải với nhau. Cho dù các bên có sự thương lượng, hòa giải thành công thì cũng không được cơ quan có thẩm quyền công nhận[6]. Do vậy, theo quan điểm của tác giả, việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp này ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay cần được khuyến khích.
Kết luận
Không phải chỉ ở những nước kém phát triển và nước đang phát triển như Việt nam, pháp luật mới tồn tại hạn chế, bất cập mà ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật được coi là hoàn thiện nhất thế giới, chúng ta vẫn tìm thấy những lỗ hổng, những khiếm khuyết. Điều quan trọng là chúng ta phải nghiêm túc, thận trọng và khách quan khi nhìn nhận những khiếm khuyết đó và có phương hướng, cách thức hoàn thiện nó. Pháp luật SHTT là một lĩnh vực pháp luật tương đối phức tạp, bởi vậy không tránh khỏi hạn chế, do vậy, cần tích cực hoàn thiện pháp luật SHTT với mục tiêu lĩnh vực pháp luật này, như Điều 7 Hiệp định TRIPs quy định: “góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ”.
Phạm Thị Hồng Đào – Văn phòng luật sư Thạnh Hưng
[1] 1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
[2]Đối tượng có khả năng bảo hộ
Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các Thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.[
3]Điều 123. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này có các quyền sau đây:
a) Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
[4]Điều 213. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
[5] https://viettelidc.com.vn/bien-phap-xu-ly-tranh-chap-ten-mien-domain-tai-viet-nam.html
[6] khoahocvacongnghevietnam.com.vn/…/Thuong_luong_hoa_giai_hay_tr..
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
[2]Đối tượng có khả năng bảo hộ
Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các Thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.[
3]Điều 123. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này có các quyền sau đây:
a) Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
[4]Điều 213. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
[5] https://viettelidc.com.vn/bien-phap-xu-ly-tranh-chap-ten-mien-domain-tai-viet-nam.html
[6] khoahocvacongnghevietnam.com.vn/…/Thuong_luong_hoa_giai_hay_tr..