Pháp lệnh ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương hội nhập quốc tế
30/08/2006
Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 thay thế cho Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, chỉ điều chỉnh việc ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ. Do vậy, để điều chỉnh hoạt động ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các chủ thể khác như cơ quan nhà nước, tỉnh, thành phố trực thuộc TW hoặc tổ chức Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chưa được qui định trong Luật trên sẽ do Pháp lệnh ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế.
Đa số các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Pháp lệnh cần quy định thuộc nguyên tắc chủ thể ký kết tự quyết định ký kết, tự chịu trách nhiệm và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền sau khi ký kết. Pháp lệnh không nên quy định thủ tục quyết định của cấp Nhà nước (Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ) đối với việc ký kết thoả thuận quốc tế nhân danh cơ quan. Đối với những thoả thuận quốc tế. Trái lại, một số ý kiến lại cho rằng, để thống nhất hoạt động đối ngoại phù hợp với Đảng, Nhà nước, các cơ quan thành phố, tổ chức… trước khi ký kết phải trình Thủ tướng Chính phủ trong những trường hợp nhất định.
Đại biểu Nguyễn Thị Hoài Thu và đại biểu Nguyễn Ngọc Trân đề nghị, Bộ Ngoại giao trình bày bản tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Dự thảo để thảo luận cho sát hơn đối với các vấn đề cụ thể và Nghị định 20 có căn cứ trong Pháp lệnh 1998 hay không ?…
Về đối tượng áp dụng, đại biểu Nguyễn Đức Kiên và một số đại biểu cho rằng, Pháp lệnh cần điều chỉnh cả thoả thuận quốc tế của các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ký kết với bên nước ngoài, vì trong thực tế, tổ chức của Đảng có ký kết thoả thuận quốc tế với tổ chức chính trị, của nước ngoài, nhưng pháp lệnh hiện hành chưa có qui định về hoạt động này. Hơn nữa, điều 4 Hiến pháp qui định: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Một số đại biểu khác lại có ý kiến, Pháp lệnh không nên qui định về thoả thuận quốc tế nhân danh tổ chức chính trị vì Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ thể đặc biệt. Về vấn đề này, đa số các thành viên của Uỷ ban Đối ngoại nhất trí với ý kiến thứ nhất.
Về nguyên tắc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế, đại biểu Vũ Mão rất quan tâm đến nội dung của Dự thảo ở điều 7 và cho rằng, bản chất của vấn đề cần phải thể hiện trong dự thảo, chứ không chỉ đề cập đến thẩm quyền; điều 4 còn dài và chưa nhấn mạnh được những vấn đề cốt lõi của từng nguyên tắc.
Một số ý kiến đề nghị cần qui định về tính khả thi của thoả thuận quốc tế để giúp cho cơ quan, địa phương tránh những trường hợp khi phía đối tác đưa ra những đề nghị vượt quá khả năng thực thi của mình. Do đó nên bổ sung vào điều này một nguyên tắc nhằm đảm bảo tính khả thi của thoả thuận quốc tế
Một số ý kiến đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc và nghiên cứu thêm về qui định thủ tục đối với các trường hợp có nhiều hơn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký thoả thuận với một đối tác nước ngoài trong trường hợp phía bạn yêu cầu bên Việt Nam có một đầu mối đại diện …
(Theo website Đảng Cộng sản)