Sự cần thiết phải có vb hướng dẫn tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định của BLHS 2015
20/05/2016
Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây được gọi là BLHS năm 2015) và Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật; ngày 18/12/2015, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 33/2015/L-CTN công bố Bộ luật và Nghị quyết này. BLHS năm 2015 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016. Quy định BLHS năm 2015 về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án giữ nguyên so với quy định BLHS năm 1999.
1. Quy định BLHS năm 2015 về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
BLHS năm 1999 Điều 51. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án:
“1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Toà án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
BLHS năm 2015 Điều 56. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án:
“1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Điều luật quy định nguyên tắc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án. Theo quy định của điều luật thì việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án cần được thực hiện khi có một trong ba trường hợp sau đây:
a) Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này (Khoản 1 Điều 56 BLHS năm 2015)
b) Trường hợp trong thời gian một người đang chấp hành hình phạt lại phạm một tội mới và bị Tòa án đưa ra xét xử.(Khoản 2 Điều 56 BLHS năm 2015)
c) Trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vì một lí do nào đó mà các hình phạt chưa được tổng hợp.(Khoản 3 Điều 56 BLHS năm 2015)
Một người đang phải chấp hành bản án được hiểu là cả trường hợp người đó đã bắt đầu việc chấp hành hình phạt của bản án đó và chưa chấp hành xong, nhưng cũng có thể hiểu là cả trường hợp người đó chưa bắt đầu chấp hành hình phạt của bản án đã có hiệu lực pháp luật đó.
Trong trường hợp một người đang chấp hành hình phạt một bản án mà lại bị đưa ra xét xử về nhiều tội đã phạm trước khi có bản án này thì Tòa án quyết định hình phạt cho từng tội đang xét xử, sau đó thực hiện việc cộng các hình phạt đối với các tội đang bị xét xử với hình phạt của bản án trước theo quy định tại Điều 55 BLHS năm 2015.
Tuy nhiên, nếu hình phạt của bản án trước đang được chấp hành thì thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người đang chấp hành hình phạt của một bản án thì phạm tội mới thể hiện tính nghiêm khắc hơn so với các trường hợp khác và được thực hiện như sau:
– Tòa án quyết định hình phạt cho một hay các tội đang được xét xử
– Cộng hình phạt hay các hình phạt đã tuyên với phần hình phạt chưa được chấp hành của bản án trước. Hình phạt chung không được vượt quá giới hạn được quy định tại Điều 55 BLHS năm 2015.
Theo quy định tại Điều 56 BLHS năm 2015 thì chỉ tổng hợp hình phạt của bản án đang xét xử với hình phạt của bản án khác đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, cần chú ý các trường hợp:
– Nếu bị cáo đã bị đưa ra xét xử trong hai vụ án khác nhau thì Tòa án đã xét xử sau phải đợi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mới tổ chức xét xử vụ án sau.
– Trường hợp bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án xét xử sơ thẩm sau chỉ quyết định hình phạt đối với tội đã xét xử. Việc tổng hợp hình phạt hai bản án sẽ do Tòa án cấp phúc thẩm quyết định. Trường hợp nếu bản án trước đã xét xử phúc thẩm thì Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ án sau thực hiện việc tổng hợp hình phạt theo quy định chung.
2. Hạn chế, bất cập và kiến nghị hoàn thiện.
* Hạn chế, bất cập.
Quy định tại Điều 51 BLHS năm 1999 về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án trong thực tiễn thi hành gặp rất nhiều khó khăn do thiếu văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 56 BLHS năm 2015 về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án giữ nguyên quy định tại Điều 51 BLHS năm 1999 không sửa đổi, bổ sung đây là quy định chung, mang tính nguyên tắc, vì vậy trong thực tiễn thi hành gặp rất nhiều khó khăn cần có văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ nhất: Quy định “Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.”. Như vậy, câu hỏi đặt ra là “Tòa án nào? Cấp nào? Có thẩm quyền quyết định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án?”. Ví dụ: Ngày 15/3/2016 Phạm Quốc Ng bị Tòa án Quân sự khu vực M Quân khu L xét xử về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS với hình phạt 09 tháng tù, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án và tại phiên Tòa được biết ngày 10/3/2016 bị cáo Phạm Quốc Ng còn bị Tòa án nhân dân huyện K xét xử 8 tháng cải tạo không giam giữ cũng về tội “Trộm cắp tài sản”, như vậy trong trường hợp này theo quy định tại Điều 56 BLHS năm 2015 thì Tòa án sẽ tổng hợp hình phạt của 02 bản án nêu trên. Tuy nhiên trong trường hợp này Điều 56 BLHS năm 2015 không được quy định rõ là Tòa án nào có thẩm quyền tổng hợp hình phạt. Vì vậy cần có văn bản hướng dẫn thi hành quy định rõ thẩm quyền Tòa án tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
Thứ hai: Để tạo điều kiện thuận lợi trong thực tiễn tổng hợp hình phạt cũng cần có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, cách thức tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
* Kiến nghị hoàn thiện.
Từ những hạn chế, bất cập nêu trên kiến nghị một số nội dung về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án như sau:
Thứ nhất: Về thẩm quyền tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều của cùng một Toà án thì Chánh án Toà án đó ra quyết định tổng hợp hình phạt.
Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Toà án khác nhau nhưng cùng cấp (cùng cấp huyện trong một tỉnh hoặc khác tỉnh, cùng cấp tỉnh, cùng cấp khu vực, cùng cấp quân khu), thì Chánh án toà án ra bản án sau cùng (về mặt thời gian) ra quyết định tổng hợp hình phạt, cụ thể là: Nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Toà án cùng cấp, thì Chánh án toà án đã ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt; nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Toà án quân sự khu vực khác nhau (trong cùng một quân khu hay khác quân khu), thì Chánh án Toà án quân sự khu vực đã ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt; nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều là của các Toà án cấp tỉnh (hoặc đều là của Toá án quân sự cấp quân khu), thì Chánh án Toá án cấp tỉnh (hoặc Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu) ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt.
Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhưng khác cấp (giữa Tòa án cấp huyện hoặc tương đương với cấp tỉnh hoặc giữa Tòa án quân sự khu vực với Tòa án cấp Quân khu) thì do Chánh án Tòa án cấp tỉnh hoặc cấp Quân khu ra quyết định tổng hợp hình phạt.
Trong trường hợp các bản án có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân huyện hoặc tương đương với Tòa án quân sự khu vực thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp Quân khu ra quyết định tổng hợp hình phạt.
Trong trường hợp trong số các bản án đã có hiệu lực pháp luật có bản án là của Toà án nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận, có bản án là của Toà án Việt Nam, thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao ra quyết định tổng hợp hình phạt.
Thứ hai: Trình tự, thủ tục tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì Tòa án có thẩm quyền tổng hợp hình phạt gửi văn bản yêu cầu Tòa án đã xét xử trước đó gửi bản án và quyết định thi hành án để tiến hành tổng hợp hình phạt. Sau đó làm văn bản tổng hợp hình phạt và thông báo cho Tòa án đã xét xử trước đó về kết quả tổng hợp hình phạt.
Trường hợp thẩm quyền tổng hợp thuộc Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp Quân khu thì sau khi bản án có hiệu lực pháp luật Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tương đương, Tòa án quân sự khu vực gửi bản án và quyết định thi hành án cho Tòa án có thẩm quyền tổng hợp hình phạt. Tòa án có thẩm quyền tổng hợp hình phạt gửi văn bản yêu cầu Tòa án đã xét xử trước đó gửi bản án và quyết định thi hành án để tổng hợp hình phạt. Sau khi tổng hợp xong hình phạt Tòa án có thẩm quyền tổng hợp hình phạt gửi văn bản tổng hợp cho Tòa án đã xét xử sau.
Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề tổng hợp hình phạt của nhiều bản án để các Tòa án áp dụng trong thực tiễn xét xử là cần thiết, rất mong Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể để việc thi hành BLHS năm 2015 được thống nhất./
Trần Văn Hùng – Tòa án Quân sự Khu vực 2 Quân khu 4
BLHS năm 1999 Điều 51. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án:
“1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Toà án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
BLHS năm 2015 Điều 56. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án:
“1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Điều luật quy định nguyên tắc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án. Theo quy định của điều luật thì việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án cần được thực hiện khi có một trong ba trường hợp sau đây:
a) Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này (Khoản 1 Điều 56 BLHS năm 2015)
b) Trường hợp trong thời gian một người đang chấp hành hình phạt lại phạm một tội mới và bị Tòa án đưa ra xét xử.(Khoản 2 Điều 56 BLHS năm 2015)
c) Trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vì một lí do nào đó mà các hình phạt chưa được tổng hợp.(Khoản 3 Điều 56 BLHS năm 2015)
Một người đang phải chấp hành bản án được hiểu là cả trường hợp người đó đã bắt đầu việc chấp hành hình phạt của bản án đó và chưa chấp hành xong, nhưng cũng có thể hiểu là cả trường hợp người đó chưa bắt đầu chấp hành hình phạt của bản án đã có hiệu lực pháp luật đó.
Trong trường hợp một người đang chấp hành hình phạt một bản án mà lại bị đưa ra xét xử về nhiều tội đã phạm trước khi có bản án này thì Tòa án quyết định hình phạt cho từng tội đang xét xử, sau đó thực hiện việc cộng các hình phạt đối với các tội đang bị xét xử với hình phạt của bản án trước theo quy định tại Điều 55 BLHS năm 2015.
Tuy nhiên, nếu hình phạt của bản án trước đang được chấp hành thì thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người đang chấp hành hình phạt của một bản án thì phạm tội mới thể hiện tính nghiêm khắc hơn so với các trường hợp khác và được thực hiện như sau:
– Tòa án quyết định hình phạt cho một hay các tội đang được xét xử
– Cộng hình phạt hay các hình phạt đã tuyên với phần hình phạt chưa được chấp hành của bản án trước. Hình phạt chung không được vượt quá giới hạn được quy định tại Điều 55 BLHS năm 2015.
Theo quy định tại Điều 56 BLHS năm 2015 thì chỉ tổng hợp hình phạt của bản án đang xét xử với hình phạt của bản án khác đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, cần chú ý các trường hợp:
– Nếu bị cáo đã bị đưa ra xét xử trong hai vụ án khác nhau thì Tòa án đã xét xử sau phải đợi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mới tổ chức xét xử vụ án sau.
– Trường hợp bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án xét xử sơ thẩm sau chỉ quyết định hình phạt đối với tội đã xét xử. Việc tổng hợp hình phạt hai bản án sẽ do Tòa án cấp phúc thẩm quyết định. Trường hợp nếu bản án trước đã xét xử phúc thẩm thì Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ án sau thực hiện việc tổng hợp hình phạt theo quy định chung.
2. Hạn chế, bất cập và kiến nghị hoàn thiện.
* Hạn chế, bất cập.
Quy định tại Điều 51 BLHS năm 1999 về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án trong thực tiễn thi hành gặp rất nhiều khó khăn do thiếu văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 56 BLHS năm 2015 về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án giữ nguyên quy định tại Điều 51 BLHS năm 1999 không sửa đổi, bổ sung đây là quy định chung, mang tính nguyên tắc, vì vậy trong thực tiễn thi hành gặp rất nhiều khó khăn cần có văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ nhất: Quy định “Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.”. Như vậy, câu hỏi đặt ra là “Tòa án nào? Cấp nào? Có thẩm quyền quyết định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án?”. Ví dụ: Ngày 15/3/2016 Phạm Quốc Ng bị Tòa án Quân sự khu vực M Quân khu L xét xử về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS với hình phạt 09 tháng tù, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án và tại phiên Tòa được biết ngày 10/3/2016 bị cáo Phạm Quốc Ng còn bị Tòa án nhân dân huyện K xét xử 8 tháng cải tạo không giam giữ cũng về tội “Trộm cắp tài sản”, như vậy trong trường hợp này theo quy định tại Điều 56 BLHS năm 2015 thì Tòa án sẽ tổng hợp hình phạt của 02 bản án nêu trên. Tuy nhiên trong trường hợp này Điều 56 BLHS năm 2015 không được quy định rõ là Tòa án nào có thẩm quyền tổng hợp hình phạt. Vì vậy cần có văn bản hướng dẫn thi hành quy định rõ thẩm quyền Tòa án tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
Thứ hai: Để tạo điều kiện thuận lợi trong thực tiễn tổng hợp hình phạt cũng cần có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, cách thức tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
* Kiến nghị hoàn thiện.
Từ những hạn chế, bất cập nêu trên kiến nghị một số nội dung về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án như sau:
Thứ nhất: Về thẩm quyền tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều của cùng một Toà án thì Chánh án Toà án đó ra quyết định tổng hợp hình phạt.
Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Toà án khác nhau nhưng cùng cấp (cùng cấp huyện trong một tỉnh hoặc khác tỉnh, cùng cấp tỉnh, cùng cấp khu vực, cùng cấp quân khu), thì Chánh án toà án ra bản án sau cùng (về mặt thời gian) ra quyết định tổng hợp hình phạt, cụ thể là: Nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Toà án cùng cấp, thì Chánh án toà án đã ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt; nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Toà án quân sự khu vực khác nhau (trong cùng một quân khu hay khác quân khu), thì Chánh án Toà án quân sự khu vực đã ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt; nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều là của các Toà án cấp tỉnh (hoặc đều là của Toá án quân sự cấp quân khu), thì Chánh án Toá án cấp tỉnh (hoặc Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu) ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt.
Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhưng khác cấp (giữa Tòa án cấp huyện hoặc tương đương với cấp tỉnh hoặc giữa Tòa án quân sự khu vực với Tòa án cấp Quân khu) thì do Chánh án Tòa án cấp tỉnh hoặc cấp Quân khu ra quyết định tổng hợp hình phạt.
Trong trường hợp các bản án có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân huyện hoặc tương đương với Tòa án quân sự khu vực thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp Quân khu ra quyết định tổng hợp hình phạt.
Trong trường hợp trong số các bản án đã có hiệu lực pháp luật có bản án là của Toà án nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận, có bản án là của Toà án Việt Nam, thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao ra quyết định tổng hợp hình phạt.
Thứ hai: Trình tự, thủ tục tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì Tòa án có thẩm quyền tổng hợp hình phạt gửi văn bản yêu cầu Tòa án đã xét xử trước đó gửi bản án và quyết định thi hành án để tiến hành tổng hợp hình phạt. Sau đó làm văn bản tổng hợp hình phạt và thông báo cho Tòa án đã xét xử trước đó về kết quả tổng hợp hình phạt.
Trường hợp thẩm quyền tổng hợp thuộc Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp Quân khu thì sau khi bản án có hiệu lực pháp luật Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tương đương, Tòa án quân sự khu vực gửi bản án và quyết định thi hành án cho Tòa án có thẩm quyền tổng hợp hình phạt. Tòa án có thẩm quyền tổng hợp hình phạt gửi văn bản yêu cầu Tòa án đã xét xử trước đó gửi bản án và quyết định thi hành án để tổng hợp hình phạt. Sau khi tổng hợp xong hình phạt Tòa án có thẩm quyền tổng hợp hình phạt gửi văn bản tổng hợp cho Tòa án đã xét xử sau.
Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề tổng hợp hình phạt của nhiều bản án để các Tòa án áp dụng trong thực tiễn xét xử là cần thiết, rất mong Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể để việc thi hành BLHS năm 2015 được thống nhất./
Trần Văn Hùng – Tòa án Quân sự Khu vực 2 Quân khu 4