Vận dụng tục ngữ, ca dao khi hòa giải các mối quan hệ vợ chồng.

Vận dụng tục ngữ, ca dao khi hòa giải các mối quan hệ vợ chồng.

17/09/2007

Sử dụng những câu ca dao, tục ngữ như chuẩn mực đạo đức cho các hòa giải viên cơ sở vận dụng như một vũ khi sắc bén khi hòa giải những cặp vợ chồng đang đứng trước sự tan vỡ.

    Các hòa giải viên cơ sở lâu nay sử dụng câu ca dao trên hòa giải các vụ việc con cái có hành vi bất hiếu, xúc phạm, coi thường quan hệ mang tính chất tôn ti giữa con với cha mẹ, cháu với ông bà. Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2000  quy định “ Con có bổn phận yêu qúy, kính trọng, biết ơn, báo hiếu với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình;  con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ”. Các hòa giải viên vận dụng câu ca dao trên để hòa giải nhằm khắc phục tình trạng con cháu xem nhẹ quan hệ huyết thống, bỏ rơi hoặc đối xử không tốt với ông bà, cha mẹ; cũng có nghĩa là vận dụng Luật hôn nhân và gia đình để hòa giải.

Ngược lại, đối với người làm cha làm mẹ, thì cha mẹ không chỉ yêu con một cách tự nhiên, mà còn có trách nhiệm giáo dục, cảm hóa . Con cái lầm lỗi, cha mẹ cần phải biết dạy dỗ, bao dung, không nên từ bỏ, hắt hủi con, tục ngữ có câu: “Hùm dữ chẳng ăn thịt con”. Hùm (hổ) là loại thú dữ siêu hạng chuyên ăn thịt sống, nhưng lại cũng là loại thú rất yêu con. Nói như thế để thấy tình cha mẹ đối với con là một thứ tình cảm bản năng, tự nhiên của muôn loài. Tình cảm đó bao hàm sự yêu thương, bảo vệ, chăm chút . Câu tục ngữ đến ngày nay vẫn không những ý nghĩa xã hội sâu sắc mà còn được các hòa giải viên cơ sở dùng trong khi giải quyết các hành vi phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Đối với những xích mích của anh em trong gia đình về quyền lợi vật chất khi chia thừa kế, tranh chấp tài sản do cha mẹ, ông bà để lại, kiện nhau đòi nợ… được các hoà giải viên cơ sở vận dụng câu tục ngữ: “ Anh em như thể tay chân” hoặc “Máu chảy ruộc mềm” để hàn gắn lại tình nghĩa anh em, duỳ trì tốt tình huynh đệ trong một gia đình là truyền thống qúy báu ngàn đời dân tộc ta. Những truyền thống này được điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “ Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.”

Tuy nhiên, thực tế có những hành vi trái pháp luật của con gây ra thì tục ngữ xưa cũng đưa ra một quy định: “Con dại, cái mang, mũi dại, lái chịu đòn”. Câu này ý nói trách nhiệm của cha mẹ đối với hành vi của con cái gây ra. điều này phù hợp với điều 40 Luật hôn nhân và gia đình 2000 “ Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra phải bồi thường theo quy định Bộ luật dân sự “. Thực tế, các hòa giải viên cơ sở lâu nay  viện dẫn câu tục ngữ trên để những bậc cha mẹ nhận ra trách nhiệm của mình trong những hành vi của con cái gây ra như: Trả tài sản do hành vi trộm cắp vặt con mình gây ra, đền bù cơm thuốc cho hành vi gây thương tích của con cái đối với người khác.

Hẳn ra, còn nhiều câu ca dao, tục ngữ nữa mà các hòa giải viên cơ sở sử dụng hòa giải các mối quan hệ trong gia đình. Đây là cách vận dụng sáng tạo của các hòa giải viên cơ sở vì với họ, pháp luật chỉ quy định bằng giáo dục, thuyết phục mà hàn gắn lại các mối quan hệ giữa con với cha mẹ, anh chị em trong gia đình với nhau, con cháu đối với ông bà đang đứng bên bờ rạng nức…Khi đó, ca dao, tục ngữ là vũ khi sắc bén của các “sứ gỉa bình yên” vận dụng đem hạnh phúc cho cho mọi gia đình. 

Nguyễn Huỳnh Huyện

1900.0191