Đơn trình báo bị đe doạ, hăm doạ, bị đánh, Đơn tố cáo hành vi đe doạ, Đơn tố cáo quấy rối gửi công an xã, phường địa phương để yêu cầu giải quyết theo quy định pháp luật.
Hăm doạ, đe doạ người khác là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp cá nhân, đơn vị do chưa thấy có hành vi trực tiếp xảy ra nên cho rằng chưa đủ căn cứ để xử lý, nhận định này là hoàn toàn sai. Việc đe doạ, hăm doạ đối với từng hành vi cụ thể hoặc mục đích, nội dung hăm doạ dù chưa được thực hiện cũng có thể đưa vào các tội danh khác nhau và là cơ sở, căn cứ quan trọng để điều tra, xác minh, định tội, định khung hình phạt sau này.
1. Đơn trình báo bị đe doạ là gì
Đơn trình báo bị đe dọa là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để trình bày sự việc cá nhân, tổ chức đó bị một chủ thể khác đe dọa tới sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản, đơn được gửi cho chủ thể có thẩm quyền giải quyết biết và yêu cầu chủ thể này tiến hành điều tra, xử lý chủ thể có hành vi đe dọa theo quy định của pháp luật.
2. Khi nào thì sử dụng Đơn trình báo bị đe doạ
Đơn trình báo bị đe doạ được sử dụng trong các trường hợp mà cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận được các thông tin từ cá nhân, tổ chức khác có nội dung đe doạ thực hiện các hành vi xâm hại quyền, lợi ích hợp của mình. Nội dung tiếp nhận được phải nghe được, nhìn được hoặc có căn cứ chứng minh cho việc hăm doạ, đe doạ đã được thực hiện như đoạn ghi âm, thái độ, hành vi,…
3. Đơn trình báo bị đe doạ nộp ở đâu
Đơn trình báo bị đe doạ được nộp tại Cơ quan công an điều tra cấp địa phương gần nhất, nơi người bị hăm doạ sinh sống hoặc nơi xác định được đối tượng thực hiện hăm doạ đã và đang cư trú. Sau khi nhận được đơn, Cơ quan công an cấp xã phường sẽ thực hiện các biện pháp xác minh cơ bản và chuyển hồ sơ cho Cơ quan Công an cấp quận huyện có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
4. Hướng dẫn làm Đơn trình báo bị đe dọa
Đe dọa hay hăm dọa là cơ sở ban đầu để xuất hiện những hành vi tội phạm sau này. Để ngăn chặn chúng và bảo vệ gia đình, ngay khi phát hiện những hành vi trên, bạn hoàn toàn có thể gửi tố cáo, trình báo đến Cơ quan công an gần nhất để được bảo vệ. Sự đe dọa có thể nhiều, ít, nặng nề hay chỉ đơn giản vài từ thì bạn cũng không nên quá coi thường chúng phải không nào, hãy cùng chúng tôi tham khảo mẫu đơn dưới đây và hồ sơ, thủ tục để trình báo, tố cáo về người có hành vi đe dọa bạn.
5. Hồ sơ trình báo bị đe dọa, hăm dọa
- Đơn trình báo, tố giác hành vi đe dọa (theo mẫu);
- Chứng minh nhân dân/CCCD, sổ hộ khẩu bản sao;
- Căn cứ chứng minh cho hành vi đe dọa, cố tình gây áp lực tinh thần như hình ảnh, video, tin nhắn mạng xã hội, tin nhắn ứng dụng, thư tay hay bất kỳ một hình thức nào khác mà qua đó bạn cảm thấy được sự bất thường có dụng ý đe dọa đến bạn và gia đình.
6. Mẫu Đơn trình báo bị đe dọa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…….., ngày… tháng… năm……
ĐƠN TRÌNH BÁO TỐ GIÁC HÀNH VI ĐE DỌA
– Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Căn cứ … .
Kính gửi: – CÔNG AN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)………….
– Ông:………………….- Trưởng Công an xã…………….
Tên tôi là:………………….. Sinh năm:……………
Chứng minh nhân dân số:……………. Do CA…………….. cấp ngày…/…/…..
Địa chỉ thường trú:………………………………………….
Địa chỉ cư trú hiện nay:……………………………………..
Số điện thoại liên hệ:…………………
Sau đây, tôi xin trình bày lý do khiến tôi viết đơn này cho Quý cơ quan:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
(Trình bày các sự kiện dẫn đến việc chủ thể làm đơn trình báo tố giác việc cá nhân/tổ chức bị đe dọa. Trong trường hợp bạn biết rõ chủ thể thực hiện hành vi đe dọa là ai, bạn có thể trình bày các thông tin của người này mà bạn biết được, ví dụ như tên, địa chỉ cư trú,…)
Căn cứ vào điểm… Khoản…. Điều…. Luật/Nghị định/… quy định như sau:
“…”
(Trích căn cứ pháp lý bạn sử dụng để làm cơ sở tốc giác người có hành vi vi phạm pháp luật với chủ thể có thẩm quyền)
Ví dụ:
Căn cứ điểm i Khoản 4 Điều 13 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
“Điều 13. Vi phạm các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
…
4.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
i)Thuê dịch vụ bảo vệ nhằm mục đích đe dọa, cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động bình thường, hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
…”
Hoặc:
Căn cứ Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1.Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a)Đối với 02 người trở lên;
b)Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c)Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d)Đối với người dưới 16 tuổi;
đ)Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Tôi nhận thấy chủ thể thực hiện hành vi đe dọa sẽ…………. cho tôi/gia đình tôi/… đã vi phạm quy định trên. Và theo quy định của pháp luật, đối tượng này phải bị xử phạt.
Nên tôi làm đơn này đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử phạt đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi/gia đình tôi/…. Đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp Việt Nam.
Tôi xin cam đoan những thông tin tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin này.
Tôi xin trân thành cảm ơn.
Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
7. Lệ phí khi nộp Đơn trình báo bị đe doạ
Hiện nay không có quy định nào về việc bắt buộc nộp phí đối với trường hợp người dân, tổ chức nộp Đơn trình báo bị đe doạ, vì thế có thể coi đây là thủ tục miễn phí và không mất bất kỳ khoản tiền nào để yêu cầu được bảo vệ tài sản, sức khoẻ bản thân cũng như gia đình, tổ chức.
8. Thủ tục trình báo bị đe doạ tới công an địa phương
Các bước để thực hiện thủ tục trình báo bị đe doạ, hăm doạ bao gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ như hướng dẫn bên trên của chúng tôi và các tài liệu chứng cứ kèm theo chứng minh cho các nội dung trong đơn là chính xác, khách quan, phản ánh đúng tính chất sự việc;
- Bước 2: Nộp hồ sơ tới Công an địa phương cấp xã phường thị trấn nơi xảy ra sự việc;
- Bước 3: Viết tường trình, lời khai và cung cấp bổ sung tài liệu chứng cứ;
- Bước 4: Theo dõi tiến trình xử lý vụ việc và nhận các trả lời hoặc hướng dẫn cụ thể từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tham khảo thêm: