Hợp đồng mua bán lúa gạo

Hợp đồng mua bán lúa gạo được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hoá trên thị trường, cụ thể hàng hoá ở đây là lúa gạo. Hợp đồng này sẽ quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia giao dịch và đảm bảo cho việc giao dịch được thực hiện theo đúng thoả thuận các bên và theo quy định pháp luật.

Hợp đồng mua bán lúa gạo
Hợp đồng mua bán lúa gạo

Hướng dẫn làm Hợp đồng mua bán lúa gạo

Hợp đồng mua bán lúa gạo là thoả thuận giữa bên mua và bên bán về việc giao dịch lúa gạo tại một địa điểm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định do hai bên thoả thuận.

Mẫu Hợp đồng mua bán lúa gạo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

­­­Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2020

HỢP ĐỒNG MUA BÁN LÚA GẠO

Số: 24/2020/HĐMB

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
  • Căn cứ Luật thương mại 2005;
  • Căn cứ vào nhu cầu và khả năng các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2020. Chúng tôi gồm có:

Bên người bán ( Sau đây gọi tắt là bên A):

Tên đơn vị kinh doanh: ………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở: ………………………………………………………….

Mã số thuế: ……………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………………..

Số tài khoản: …………………………………………………………..

Đại diện: ……………………………….. Chức vụ : ………………….

Căn cứ đại diện: ……………………………………………………….

Bên mua hàng hoá (Sau đây gọi tắt là bên B):

Tên đơn vị :…………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở: ………………………………………………………….

Mã số thuế: ………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………………………..

Số tài khoản: …………………………………………………………..

Đại diện: ……………………………….. Chức vụ : ………………….

Căn cứ đại diện: ……………………………………………………….

Bằng hợp đồng này bên A đã thoả thuận bán cho bên B sản phẩm mỹ phẩm theo các điều khoản sau đây:

Điều 1: Phạm vi giao dịch

1. Bên A đồng ý bán cho bên B các loại hàng hoá với chất lượng và chủng loại theo bảng dưới đây:

STT  Tên hàng hoáChủng loạiChất lượngKhối lượngGiá tiềnTổng (VNĐ)Ghi chú
1Gạo tám…      
2Thóc lúa ……      
3       
4       
5       
6       

2. Thời gian thực hiện: Từ ngày …/…/….tới ngày …/…/…

3. Chất lượng gạo nêu theo bảng trên được xác định theo những tiêu chí đã ghi nhận tại Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này.

Điều 2: Tiêu chuẩn thực hiện

2.1. Chất lượng hàng hoá

– Bên A sẽ thực hiện toàn bộ việc thu hoạch và sàng lọc trước khi giao hàng hoá cho bên B.

– Chất lượng và số lượng gạo giao dịch theo quy định tại Điều 1 Hợp đồng này.

– Lúa giao dịch đảm bảo chưa qua xay xát, tồn dư ít cấn cặn, màu sắc vàng ươm, khô ráo.

– Toàn bộ hàng hoá bên A cung cấp phải kèm theo các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và các tài liệu đảm bảo chất lượng hàng hoá.

2.2. Quy cách bao quản

– Lúa và gạo được đóng trong các bao …… có kích thước………………………

– Các bao phải đảm bảo độ thông thoáng, chắc chắn, tránh gây hư hỏng, thất thoát hàng hoá.

2.3. Bao bì

Phía bên ngoài mỗi bao phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

– Khu vực gieo trồng: ………………..

– Tên nhà sản xuất, địa chỉ: …………………..

– Tên giống lúa, gạo: ……………….

– Thời gian thu hoạch: ……………………

– Cách bảo quản: …………………………..

– Hạn sử dụng: ……………………………

2.4. Vận chuyển

– Phương tiện vận chuyển cho giao dịch sẽ do bên A chuẩn bị và chịu trách nhiệm đảm bảo giao hàng đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận.

– Chi phí cho việc vận chuyển này sẽ được tính vào giá trị Hợp đồng.

Điều 3: Thời gian và địa điểm giao dịch

– Hai bên thoả thuận sẽ giao hàng vào ……h ngày …/…/….. Thời gian giao hàng có thể thay đổi trong phạm vi 02 ngày nhưng phải được báo trước cho bên còn lại bằng văn bản kèm theo lý do việc chậm trễ giao dịch.

– Địa điểm giao dịch: Tại kho bên B có địa chỉ tại ……………………

Điều 4: Quy trình thực hiện

– Hai bên thoả thuận trước với nhau về thời gian và địa điểm giao dịch.

– Bên B phải chuẩn bị trước kho nhận hàng trước thời gian giao dịch 01 ngày.

– Tại kho bên B, hai bên tiến hành công khai kiểm tra chất lượng hàng hoá và lập thành văn bản việc kiểm tra này, có chữ ký xác nhận của cả hai bên.

– Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện hàng hoá hư hỏng, thất thoát, bên B có quyền yêu cầu bên A thay thế, bổ sung hàng hoá đạt tiêu chuẩn đã thoả thuận. Việc lấy mẫu kiểm tra phải được thực hiện đúng quy trình; đối với hàng hoá có dấu hiệu không đạt tiêu chuẩn phải được lấy mẫu gửi tới cơ quan có thẩm quyền và chuyên môn để xác nhận lỗi thuộc về bên nào.

– Sau khi kiểm tra chất lượng hàng hoá, hai bên tiến hành lập và ký biên bản giao nhận. Toàn bộ hàng hoá kể từ thời điểm này bên A sẽ không chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng.

– Trường hợp chậm trễ giao nhận hàng do lỗi của bên nào thì bên đó chịu mọi chi phí phát sinh thêm cho việc chậm trễ này.

Điều 5: Rủi ro

– Trường hợp xảy ra sự cố khiến hàng hoá bị thất thoát, hư hỏng toàn bộ trong quá trình vận chuyển, Hợp đồng này sẽ tạm ngưng thực hiên.

– Sau khi nhập kho, nếu quá trình sử dụng hàng hoá xảy ra sự cố dẫn tới thiệt hại mặc dù trước đó hai bên đã tiến hành kiểm tra theo đúng quy trình, bên B sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Điều 6: Đặt cọc

– Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., bên B có trách nhiệm giao cho bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc bên B sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng nội dung thỏa thuận tại Hợp đồng này cho bên A khi bên A hoàn thành công việc đã quy định trong Hợp đồng này.

– Trong trường hợp bên A đã hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình mà bên B không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

– Trong trường hợp bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho bên B và phải chịu trả thêm một khoản tiền tương đương cho bên B.

– Trong trường hợp các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của bản thân, bên B có quyền dùng số tiền này để trừ vào nghĩa vụ thanh toán của mình.

– Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 7: Giá trị hợp đồng

– Tổng giá trị Hợp đồng này là ……………….. VNĐ (Bằng chữ: ………….)

– Mức giá trên đã bao gồm: ………………………

– Mức giá trên chưa bao gồm: ……………………………..

– Giá của các hàng hoá bên A cung cấp có thể thay đổi trong thời gian thực hiện Hợp đồng. Khi có sự thay đổi, hai bên thoả thuận và chấp nhận mức giá thay đổi trong phạm vi … % giá trị hợp đồng ban đầu.

Điều 8: Thanh toán

1. Số tiền quy định tại Điều 5 Hợp đồng này sẽ được bên B thanh toán cho bên A qua 02 lần, cụ thể từng lần như sau:

– Lần 1 vào ngày …/…/…. thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

– Lần 2 vào ngày …/…/… thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

2. Thông tin thanh toán

Bên A trả trực tiếp cho ông/bà: …………………… Sinh năm:.. ………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……………………….

Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………

Hiện cư trú tại:…………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………

Hoặc: Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản số…………….. Chi nhánh…………….. – Ngân hàng…………; có biên lai xác nhận……

Điều 9: Thuế, phí, lệ phí

– Toàn bộ các loại thuế, phí, lệ phí phát sinh từ hoạt động mua bán theo Hợp đồng này sẽ do bên…. chi trả kể từ ngày hai bên tiến hành giao nhận hàng hoá. Việc chi trả của bên…. trong trường hợp này được thực hiện như sau:…………..

– Trường hợp có sự thay đổi về giá thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng dẫn tới phát sinh các chi phí khác thì khoản tiền phát sinh này sẽ do bên …. chi trả.

Điều 10: Quyền và nghĩa vụ các bên

10.1. Quyền và nghĩa vụ bên A

– Được yêu cầu bên B đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

– Được thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận tại Hợp đồng này.

– Thực hiện đúng và đầy đủ, bảo đảm thời gian thực hiện các công việc của mình đã quy định trong Hợp đồng này.

– Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong Hợp đồng này và theo quy định pháp luật.

10.2. Quyền và nghĩa vụ bên B

– Được nhận đầy đủ số lượng hàng hoá như quy định tại Điều 1.

– Được hoàn trả, nhận bổ sung hàng hoá từ phía bên A nếu như phát hiện hàng hoá không đạt yêu cầu đã thoả thuận.

– Được bên A cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh chất lượng đảm bảo của hàng hoá giao dịch.

– Đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các công việc đã quy định tại Hợp đồng này.

– Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán như quy định tại Hợp đồng này.

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong Hợp đồng này và theo quy định pháp luật.

Điều 11: Phạt vi phạm

– Nếu bên nào không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đã ghi nhận tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền cụ thể là :………………… VNĐ (Bằng chữ:………………………….) cho lần đầu vi phạm. Nếu vi phạm những lần tiếp theo, mức phạt sẽ gấp đôi so với lần vi phạm gần nhất trước đó.

– Nếu bên B chậm thanh toán đợt 02 cho bên A cụ thể là …… ngày sau khi giao nhận hàng hoá mà hai bên không có thoả thuận nào khác thì bên B sẽ bị phạt số tiền là ….% giá trị hợp đồng này.

Điều 12: Bồi thường thiệt hại

– Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên nào muốn chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng do lỗi chậm thanh toán của bên B.

– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng gây trở ngại hoặc thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có trách nhiệm ngay lập tức khắc phục và tiếp tục thực hiện hợp đồng.

– Mức bồi thường thiệt hại: Hai bên sẽ chịu mức bồi thường thiệt hại trong phạm vi các thiệt hại trực tiếp do mình gây ra.

Điều 13: Bất khả kháng

– Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ phải:

+ Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra.

+ Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng …ngày ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

– Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

Điều 14: Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này được thực hiện ….lần và phải được lập thành văn bản. Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 15: Thời hạn hiệu lực, kéo dài và tạm ngưng hợp đồng

1. Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày …/…/… ngày…/…/….Nếu cả hai bên mong muốn tiếp tục hợp đồng, các thủ tục gia hạn phải được thỏa thuận trước khi hết hạn hợp đồng trong thời gian tối thiểu là ……………………..ngày.

2. Trong thời gian hiệu lực, một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho bên kia biết trước tối thiểu là……………………ngày.

3. Nếu bên B chậm thanh toán đợt 01 cho bên A, cụ thể là quá … ngày kể từ khi hai bên ký kết Hợp đồng này mà không có cam kết cụ thể thì bên A có quyền tạm dừng thực hiện Hợp đồng.

Điều 16: Chấm dứt hợp đồng

16.1. Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:

a. Khi các bên thực hiện xong các quyền, nghĩa vụ và kết thúc thời hạn quy định trong Hợp đồng này.

b. Nếu bên B chậm thanh toán cho bên A, cụ thể là quá … ngày kể từ ngày hai bên ký kết Hợp đồng này, bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này mà không phải bồi thường cho bên B. Các bên sẽ hoàn thành các quyền, nghĩa vụ của mình tính tới thời điểm Hợp đồng này chấm dứt.

c. Khi một bên vi phạm hợp đồng, hai bên đã cố gắng giải quyết nhưng Hợp đồng trên thực tế vẫn không thể tiếp tục thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.  Các bên sẽ hoàn thành các quyền, nghĩa vụ của mình tính tới thời điểm Hợp đồng này chấm dứt.

d. Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên bằng văn bản.

16.2. Lý do khách quan chấm dứt hợp đồng

a. Hợp đồng có thể chấm dứt trong trường hợp có dịch bệnh, thiên tai xảy ra, hai bên đã cố gắng tìm mọi cách khắc phục nhưng Hợp đồng vẫn không thể thực hiện được trên thực tế.

b. Quy định pháp luật ban hành có điều cấm liên quan tới việc thực hiện Hợp đồng này.

Điều 17: Hiệu lực hợp đồng

– Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ….. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm ………

– Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.

– Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.

Ký tên A                                                                                                 Ký tên B

Ký và ghi rõ họ tên                                                                      Ký và ghi rõ họ tên

DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ  –> GỌI NGAY 1900.0191

Bài viết liên quan:

1900.0191