Công nghệ internet ngày một phát triển với tốc độ vượt bậc cùng những thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực, hứa hẹn phần mềm trở thành một ngành nghề nắm giữ GDP hàng đầu của đất nước. Với bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những thủ tục pháp lý ban đầu để bước vào thị trường kinh doanh phần mềm, thiết bị điện tử, phần cứng có liên quan.
Các cơ sở pháp lý, quy định hiện hành điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh phần mềm:
– Luật Doanh nghiệp 2014
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp
– Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi thông tư 20/2015/TT-BKHĐT về đăng kí doanh nghiệp
– Nghị định 66/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
– Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về an ninh – trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
Luật sư Tư vấn Các quy định khi kinh doanh phần mềm – Gọi ngay 1900.0191
Hoạt động đầu tiên cần làm đó là Đăng ký kinh doanh:
Bất kì một cá nhân, tổ chức nào muốn sản xuất, kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực nào đó mang tính ổn định, lâu dài, nhằm mục đích sinh lợi nhuận đều phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Do cậy, các cá nhân, tổ chức có mong muốn kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm trước hết phải tiến hành các thủ tục về đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
1. Đăng kí thành lập doanh nghiệp
– Căn cứ Phụ lục I Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT, điền vào giấy đề nghị đăng kí kinh doanh theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu mong muốn (Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh….)
– Chuẩn bị hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định tại Điều 20-23 luật Doanh nghiệp 2014 theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp đã kê khai trong giấy đề nghị đăng kí kinh doanh ở trên. Ví dụ: một bộ hồ sơ gồm có những tài liệu giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị đăng ký Thành lập doanh nghiệp phần mềm;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/ cổ đông công ty;
- Bản sao có công chứng CMND/ hộ chiếu của thành viên/cổ đông là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu là tổ chức, đính kèm bản sao công chứng CMND/ hộ chiếu của người đại diện pháp luật của tổ chức đó;
- Một số giấy tờ khác (trong trường hợp cần thiết).
– Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh (Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014)
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
2. Đăng kí giấy phép con khi kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
* Các điều kiện cụ thể của giấy phép con để tiến hành kinh doanh
a.Điều kiện về tư cách chủ thể:
Đã đăng kí kinh doanh và có giấy phép đăng kí doanh nghiệp như trên
b.Điều kiện về an ninh – trật tự
– Căn cứ Điều 6 Nghị định 66/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh – trật tự khi kinh doanh thiết bị. phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
“Điều 6. Điều kiện về an ninh, trật tự
- Đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 96/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Chỉ các cơ sở kinh doanh sau đây mới được kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị:
a) Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.”
c. Điều kiện về PCCC
– Có quy định, nội quy, biển báo, sơ đồ chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ sở theo Điều 5 Thông tư 66/2014/TT-BCA
– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ PCCC trong cơ sở.
– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về PCCC.
– Có quy trình kỹ thuật an toàn về PCCC phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
– Có lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu PCCC tại chỗ
– Có phương án PCCC, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP
– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện PCCC khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
– Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC đối với công trình quy định tại Danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy Phụ lục IV Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy
* Đăng ký xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Điều 9 nghị định 66/2107:
“Điều 9. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
- Cơ sở kinh doanh đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự nộp hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này; hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 02tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập tổ chức;
c) Thuyết minh hệ thống thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị;
d) Phương án kinh doanh, bao gồm: Phạm vi, đối tượng cung cấp, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm; phương án kỹ thuật;
đ) Phiếu lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật, người quản lý, nhân viên kỹ thuật.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời cơ sở kinh doanh và nêu rõ lý do; trường hợp cần có thêm thời gian để xem xét, thẩm định hồ sơ thì có thể kéo dài thời hạn nhưng không quá 20 ngày và phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở kinh doanh.”
* Sau khi nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh – trật tự thì chủ doanh nghiệp phải thực hiện những việc làm sau:
“Điều 11. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh
- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
- Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
- Chỉ được bán thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình cho đối tượng được pháp luật cho phép sử dụng biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật, đó là: Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; cơ quan có trách nhiệm thi hành biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật theo điều kiện, thẩm quyền, thủ tục về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
- Thực hiện nhập khẩu, xuất khẩu thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CPngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
- Ghi nhận, lưu giữ đầy đủ thông tin về khách hàng; phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
- Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
- Trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự các tài liệu sau đây:
a) Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh;
b) Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự cơ sở kinh doanh, người quản lý, nhân viên kỹ thuật của cơ sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Các tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
d) Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);
đ) Phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
e) Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày, kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động;
g) Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh theo mẫu thống nhất của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
h) Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
13. Chỉ kinh doanh các thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp.
14. Bố trí kho bảo quản chặt chẽ, an toàn.
15. Hàng quý phải gửi báo cáo, kèm theo thống kê danh sách cơ quan đã mua thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gửi cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
16. Khi thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị bị hư hỏng phải tổ chức tiêu hủy.”
Lưu ý: Các thiết bị, phần mềm thông thường là lĩnh vực kinh doanh không đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh cũng như quy định riêng về năng lực, bằng cấp, kinh nghiệp…. . Do đó, nếu bạn kinh doanh loại phần mềm này thì chỉ cần nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp và đăng kí mã số thuế doanh nghiệp là có thể thực hiện hoạt động kinh doanh.