Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc và mối quan hệ làm việc của HĐND

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc và mối quan hệ làm việc của HĐND


Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc và mối quan hệ làm việc của HĐND
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc và mối quan hệ làm việc của HĐND

Nhận thức sâu sắc “ Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền Nhà nước” (V.I.Lê-Nin) ([1]); nên ngay sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công; Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Quốc dân đồng bào, tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà (nay là Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), là Chính quyền dân chủ đầu tiên của nước ta.

Từ ngày Chính quyền dân chủ nhân dân ra đời đến nay, Đảng luôn coi trọng quyền làm chủ của nhân dân thông qua phổ thông đầu phiếu để bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước. Ngày 22/11/1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 63 về Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp; Hiến pháp năm 1946 đã giành 5 chương, 6 điều quy định vai trò và vị trí của Hội đồng Nhân dân. Qua nhiều lần xây dựng và sửa đổi, Hiến pháp (1959, 1980 và 1992) đều quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

          Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992; các điều 1, 3, 4, 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (26/11/2003) đã quy định về chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn, nguyên tắc hoạt động của HĐND như sau:

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HĐND

Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

 Hội đồng Nhân dân quyết định  những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

 Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND

Hội đồng Nhân dân được tổ chức ở 3 cấp: Ở Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); Huyện, Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).

Số lượng đại biểu HĐND và thể thức bầu cử đại biểu HĐND các cấp do Luật bầu cử đại biểu HĐND quy định.

 – Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, huyện có Thường trực HĐND, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực; cấp xã Thường trực HĐND gồm có Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND (không có Ủy viên Thường trực).

– Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, huyện có các Ban của Hội đồng Nhân dân.

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA HĐND

– Hoạt động của HĐND thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên.

– Hội đồng Nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 8 Luật Tổ chức HĐND Tỉnh đã quy định: “Hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp HĐND, hiệu quả hoạt động của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, các Ban của HĐND và của đại biểu hội đồng nhân dân. Đây cũng chính là thể hiện về mối quan hệ hoạt động của HĐND.

Trong hoạt động của mình, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

([1]) Lê Nin toàn tập, tập 31 – Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcova, 1980 trang 176 – Phần: về việc hai chính quyền song song tồn tại


 

1900.0191