So sánh sự tiến bộ của Hiến pháp Việt Nam năm 1992
So với các bản Hiến pháp trước đó, Hiến pháp 1992 của Việt Nam đã có những bước phát triển mới trong đó có các chế định về quyền cơ bản của công dân. Thể hiện ở việc khẳng định quyền con người là nền tảng là cơ sở của quyền cơ bản của công dân (Điều 50). Lần đấu tiên, cụm từ “quyền con người” được nhắc đến trong Hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp 1992 tái khẳng định các nguyên tắc cơ bản của chế định quyền cơ bản của công dân. Đó là các nguyên tắc: “quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân” (Điều 51; “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52); Ngoài ra còn có thể kể đến các nguyên tắc khác tuy không được thể hiện bằng một điều cụ thể nhưng đã thể hiện xuyên suốt chế định quyền cơ bản của công dân. Đó là các nguyên tắc: Nhân đạo xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc tính hiện thực của quyền công dân; nguyên tắc các quyền của công dân phải được nhà nước đảm bảo. Các nguyên tắc này đều phù hợp với tinh thần của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã tham gia.
1.Các quyền cụ thể
Về các quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam, có thể chia theo tiêu chí quốc tế. Đó là các quyền chính trị, các quyền kinh tế, văn hóa xã hội, các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân.
1.1 Các quyền chính trị
– Quyền bầu cử và ứng cử: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo… đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp (Điều 54). Xuất phát từ việc xác định quyền lực NN tập trung vào tay nhân dân, thuộc về nhân dân mà Hiến pháp ghi nhận rất rõ việc nhân dân đạt các điều kiện nhất định có quyền ứng cử vào các cơ quan quyền lực NN và có quyền bầu cử những người đại diện cho mình tham gia vào các cơ quan NN.
– Quyền tham gia quản lý NN và XH: Điều 53 Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và XH, điều này tạo cơ hội và khả năng cho công dân thực hiện và sử dụng quyền của mình, được tham gia thảo luận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề quan trọng của đất nước và địa phương; kiến nghị và biểu quyết khi NN trưng cầu dân ý.
– Quyền khiếu nại tố cáo: Điều 74 Hiến pháp quy định về công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan NN có thẩ quyền những việc làm trái PL của cơ quan NN, tổ chức KT, tổ chức XH, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào và việc khiếu nại tố cáo phải được cơ quan NN xem xét , giải quyết trong thời hạn luật định. Tuy nhiên, để bảo vệ tính mạng, tài sản cho những người khiếu nại, tố cáo mà PL nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hay lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để vu khống, làm hại người khác.
– Quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc: Đây là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của công dân (Điều 77).
– Nghĩa vụ trung thành với tổ quốc:
Công dân phải trung thành với tổ quốc. Phản bội tổ quốc là tội nặng nhất và phải chịu trách nhiệm hình sự ở mức cao nhất theo quy định PL (Điều 76). Điều này đã được thể hiện rõ từ quy định của Hiến pháp 1946.
– Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và PL, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia ( Điều 79).
1.2. Nhóm quyền về KT – văn hoá và XH.
Mác – Lênin đã từng khẳng định cơ sở hạ tầng sẽ quyết định kiến trúc thượng tầng. Muốn khẳng định NN đó là NN dân chủ hay không, tiến bộ hay tụt hậu chính là nhìn nhận ở khả năng nhận thức và phát huy quyền làm chủ tập thể, ở những chính sách an sinh XH mà quốc gia đó có. Do vậy việc quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực KT, văn hoá, XH cũng được xem là hết sức quan trọng.
– Quyền tự do kinh doanh theo quy định của PL:
Đây là một quyền mới được bổ sung trong Hiến pháp 1992. Trên tinh thần của Hiến pháp quy định tại Điều 57 mà các Luật Thương mại, Doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự quy định chi tiết quyền của công dân được quyền tự do ký kết hợp đồng, được quyền tự do thành lập doanh nghiệp …
– Quyền và nghĩa vụ học tập: Ơ bậc tiểu học thì học là bắt buộc và không phải đóng học phí (Điều 59). Ngoài ra công dân còn có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức.
– Quyền và nghĩa vụ lao động: Hiến pháp quy định đây vừa quyền vừa là nghĩa vu – điều này không có ranh giới rõ ràng. NN ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm XH, chế độ nghỉ ngơi… đối với người lao động. (Điều 55).
– Quyền sở hữu: Công dân có quyền sở hữu thu nhập hợp pháp, của cải dể dành, nhà ở. NN bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân ( Điều 58).
– Quyền và nghĩa vụ bảo vệ sức khoẻ: Công dân có quyền hưởng các chế độ bảo vệ sức khoẻ và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng.
– Quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và theo quy định PL ( Điều 62). Nhằm mục đ1ich nang cao vai trò quản lý của NN trong lĩnh vực đất đai, tránh trường hợp đầu cơ, tích tụ và lấn chiếm đất công trái phép và giải quyết tranh chấp đất đai phức tạp mà Hiến pháp 1992 đã quy định rõ quyền của công dân trong trường hợp này.
Ngoài ra, Hiến pháp 1992 còn ghi nhận quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê được bảo hộ theo quy định của PL.
– Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của NN và lợi ích công cộng (Điều 78).
– Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định PL ( Điều 80).
1.3. Nhóm quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân.
– Quyền tự do đi lại, cư trú ở trong nước, có quyền ra và trở về nước theo quy định PL . (Điều 68) . Trước đây việc ra nước ngoài bị giới hạn và trong một số trường hợp bị khởi tố HS. Trong xu thế hội nhập và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, chúng ta cần phải khẳng định đây là một quyền tự do của cá nhân trong khuôn khổ PL.
– Quyền tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định PL.
Việc thực hiện quyền này trong thời gian gần đây đã có những chuyển biến tích cực và dân chủ. Quốc hội đã thông qua luật báo chí. Mọi thông tin về tổ chức và hoạt động của Bộ máy NN đều được cập nhật đến người dân, thông qua báo chí, quyền dân bcủ cơ sở ngày càng được nâng cao, thiết lập những kênh thông tin hai chiều – NN và công dân. Nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình ở mọi nơi, mọi lúc.
– Quyền tự do tín ngưỡng: Điều 70 Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng quyền đó để có hành vi trục lợi trái PL.
– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Được PL bảo hộ về tính mạng, tự do,danh dự và nhân phẩm (Điều 71).
– Quyền được suy đoán vô tội ( Điều 72).
– Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín ( Điều 73).