Các quy định khi kinh doanh vật liệu xây dựng

Các quy định phải biết khi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiến hành kinh doanh vật liệu xây dựng.

Các quy định khi kinh doanh vật liệu xây dựng

I. Các văn bản pháp luật quy định

  1. Luật Doanh nghiệp 2014
  2. Luật đầu tư 2014
  3. Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
  4. Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung NĐ 78/2015/NĐ-CP
  5. Luật khoáng sản 2010
  6. Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoáng sản
  7. Luật Xây dựng 2014
  8. Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý VLXD
  9. Quyết định 1071/2012/QĐ-BXD đính chính TT 04/2012/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng
  10. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
  11. Nghị định 127/2007/NĐ-CP
  12. Nghị định 67/2009/NĐ-CP sửa đổi NĐ 127/2007/NĐ-CP và NĐ 132/2008/NĐ-CP
  13. Nghị định 78/2018/NĐ-CP sửa đổi NĐ 127/2007/NĐ-CP
  14. Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
  15. Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm , hàng hóa
  16. Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi NĐ 132/2008/NĐ-CP
  17. Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về quy định công bố hợp chuẩn , công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn , quy chuẩn kỹ thuật
  18. Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi TT 28/2012/TT-BKHCN
  19. Thông tư 21/2007/TT-BKHCN hướng dẫn về việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn
  20. Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
  21. Thông tư 10/2017/TT-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm , hàng hóa vật liệu xây dựng và hướng dẫn chứng nhận hợp quy , công bố hợp quy

II. Các quy định về kinh doanh vật liệu xây dựng

1. Quy định thành lập chủ thể kinh doanh

Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 , khi kinh doanh vật liệu xây dựng có thể lựa chọn các hình thức kinh doanh : hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty .

A. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (bao gồm các thông tin)

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

+ Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh

Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp ;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Lưu ý:

+ Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

B. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1 : Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu
  • Điều lệ công ty ( Công ty TNHH , công ty cổ phần , công ty hợp danh )
  • Đối với công ty TNHH từ 2 thành viên thì cần phải nộp danh sách thành viên , đối với công ty cổ phần là danh sách thành viên sáng lập , danh sách thành viên công ty hợp danh
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực các nhân ( Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiều còn hiệu lực với công dân Việt Nam trong nước ) đối với thành viên sáng lập là cá nhân
  • Bản sao : Quyết định thành lập , Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác , Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác . Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập là cá nhân

Bước 2 : Công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp , doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự , thủ tục quy định

Bước 3 : Khắc dấu

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức , số lượng , nội dung con dấu của doanh nghiệp . Nội dung con dấu gồm : tên doanh nghiệp , mã số doanh nghiệp .

Bước 4 : Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Trước khi sử dụng , doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự thủ tục quy định

2. Quy định về vật liệu xây dựng

Theo quy định Điều 3 Nghị định 24a /2016/NĐ- CP thì vật liệu xây dựng là :

  • Xi măng;
  • Cát, đá, sỏi;
  • Vôi xây dựng;
  • Ngói, gạch, tấm lợp amiăng xi măng, tấm lợp kim loại, bê tông đúc;
  • Các loại ống thép, các loại ống nhựa;
  • Sắt thép xây dựng;
  • Gỗ, tre, nứa lá, cói ép, giấy dầu, tấm lợp nhựa;
  • Các loại gia các loại.
  • ……

3. Các điều kiện để kinh doanh vật liệu xây dựng

a. Điều kiện chung với chủ thể kinh doanh
  • Có đầy đủ giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng nhà ở, đất nơi đặt địa điểm kinh doanh
  • Địa điểm kinh doanh xây dựng phải:
  • Phù hợp với yêu cầu về quy hoạch đô thị;
  • Có đủ diện tích cho việc xuất, nhập hàng hóa, đảm bảo không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây ùn tắc giao thông
  • Những vật liệu xây dựng cồng kềnh, khối lượng lớn, dễ gây bụi không cho phép bày bán tại các phố trung tâm của thành phố, thị xã;
  • Có biển ghi rõ tên cửa hàng, tên doanh nghiệp, tên tổ hợp tác hoặc tên hộ kinh doanh. Hàng hóa phải có xuất xứ, có đăng ký chất lượng, hướng dẫn sử dụng cho người tiêu dùng;
  • Phải có đủ phương tiện, thiết bị để chữa cháy, biển báo an toàn tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng dễ gây cháy;
  • Phải có ngăn cách đảm bảo an toàn cho người tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng có mùi, hóa chất độc hại, gây bụi. Hố, bể vôi tôi phải có rào che chắn và biển báo nguy hiểm. Không được cắt, mài cạnh đá ốp lát ở vỉa hè, đường phố; không để nước, bụi bẩn vương vãi ra nơi công cộng.
b. Điều kiện chung với vật liệu xây dựng
  • Theo quy định Điều 33 Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về chất lượng sản phẩm , hàng hóa vật liệu xây dựng thì Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải tuân thủ và phù hợp với các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đưa ra thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đạt tiêu chuẩn đã công bố;
  • Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật thì phải bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật, phải chứng nhận hợp quyvà công bố hợp quy;
  • Những sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì nhà sản xuất phải có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn cơ sở; khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở.
  • Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng yêu cầu có nhãn hàng hóa thì nhãn hàng hóa phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật vềnhãn hàng hóa;
  • Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đã được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quyphải tuân thủ quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.

+ Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng; sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

+ Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng khi sử dụng vào công trình xây dựng phải đảm bảo chấtlượng, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và tuân thủ thiết kế.

c. Điều kiện cụ thể đối với kinh doanh từng loại vật liệu xây dựng
  • Đối với xi măng:

Xi măng dễ gây bụi, địa điểm kinh doanh xi măng không được đặt ở ngay mặt đường phố trung tâm đô thị. Việc tồn trữ xi măng phải có kho kín, khô ráo. Địa điểm kinh doanh xi măng phải có bảng giá cũng như trọng lượng bao xi măng niêm yết công khai tại nơi bán hàng.

  • Đối với vôi xây dựng

Vôi xây dựng ở dạng cục dễ gây bụi, khi gặp nước phản ứng sinh nhiệt cao. Địa điểm kinh doanh vôi chỉ được đặt ở khu vực ven đô thị. Việc lưu trữ vôi cục phải có kho kín hoặc bao bì chống ẩm, nơi cao ráo có thể ngăn ngừa ngập lụt nước.

  • Đối với gạch, ngói, tấm lợp kim loại sắt thép, tấm lợp amiăng, đá, cát, sỏi, các loại ống thép

Đây là các loại vật liệu cồng kềnh, nặng, dễ sinh bụi. Khi xin giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng cần đảm bảo địa điểm kinh doanh phải đặt ở những nơi tránh các đường phố trung tâm; phải có đủ bến bãi để tập kết.

  • Đối với gỗ, nứa, tre, tấm lợp nhựa, cót ép, ống nhựa, giấy dầu:

Kinh doanh các loại vật liệu này thì nơi tồn trữ các loại vật liệu này phải không đặt gần nơi sinh lửa, phải có các biện pháp, nội quy phòng cháy chữa cháy.

  • Đối với phụ gia

Phụ gia là loại vật liệu dùng trong xây dựng, cũng là dạng hoá chất ở dạng dung dịch lỏng hoặc dạng bột và dễ gây bẩn, ô nhiễm môi trường. Việc tồn trữ và vận chuyển phải có đóng gói, téc chứa đảm bảo an toàn nhất.

4. Quy định về sản xuất vật liệu xây dựng

  • Các vật liệu xây dựng phải đạt đủ điều kiện được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phẩm , hàng hóa vật liệu xây dựng mã số QCVN 16: 2014/BXD ban hành kèm theo thông tư 10/2014/TT-BXD
  • Sản phẩm phải được người sản xuất công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 23 – Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và ghi nhãn theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
    Việc công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 23 – Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là:
    “Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trong các phương tiện sau đây:
    a) Bao bì hàng hóa;
    b) Nhãn hàng hóa;
    c) Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.
    Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành”.
  • Trường hợp sản phẩm không có tiêu chuẩn quốc gia để đơn vị có thể nghiên cứu áp dụng; đề nghị đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở để áp dụng trong hoạt động sản xuất của đơn vị. Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học và công nghệ, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở. Trình tự, thủ tục xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở thực hiện theo quy định tại Mục IV – Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan.
  • Theo quy định khoản 2 Điều 30 Nghị định 24a/2016/NĐ-CP thì cơ sở chếbiến khoáng sản thành vật liệu xây dựng phải có bộ máy nhân lực được đào tạo, đủ năng lực vận hành thiết bị công nghệ và kiểm soát chất lượng sản phẩm; sử dụng thiết bị, công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc điểm chế biến của từng loại khoáng sản để nâng cao tối đa hệ số thu hồi sản phẩm khoáng sản chế biến, có mức độ phát thải đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường.
  • Trường hợp cơ sở sản xuất sử dụng vật liệu xây dựng có xử lý , sử dụng chất thải làm nguyên liệu , nhiên liệu trong sản xuất :
  • Việc đầu tưvà hoạt động của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có xử lý, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về môi trường;
  • Có đủ phương tiện phù hợp để vận chuyển và kho bãi đạt yêu cầu kỹ thuật để chứa chất thải;
  • Vật liệu xây dựng sử dụngnguyên liệu là phế thải phải đảm bảo tiêu chuẩn về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường;

Sản phẩm vật liệu xây dựng có sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

  • Trường hợp các chủ cơ sở phát thải tro , xỉ thạch cao của các nhà máy nhiệt điện , phân bón hóa chất , luyện kim :
  • Phải tuân thủ pháp luật về môi trường và các quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnvề các giải pháp xử lý phế thải là tro, xỉ, thạch cao.
  • Có trách nhiệm phân loại, sơ chế tro, xỉ, thạch cao đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng;
  • Trường hợpkhông đủ khả năng tự phân loại, sơ chế tro, xỉ, thạch cao thì phải thuê đơn vị có đủ năng lực để thực hiện việc phân loại và sơ chế đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

5. Quy định về xuất khẩu vật liệu xây dựng

  • Theo quy định Điều 36 Nghị định 24a/2016/NĐ-CP thì việc xuất , nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng có yêu cầu :
  • Bảo đảm chất lượng vật liệu xây dựng phù hợp với hợp đồng thương mại;
  • Tuân thủ các yêu cầu về chất lượng vật liệu xây dựng xuất khẩu quy định trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết;
  • Trường hợp vật liệu xây dựng được tái nhập để sử dụng trong nước, nhà xuất khẩu phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định đối với nhà nhập khẩu vật liệu xây dựng;
  • Chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hàng năm và đột xuất phải báo cáo Sở Xây dựng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đăng ký kinh doanh để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng việc xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chủ yếu.

6. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng

  • Đơn xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xây dựng:
  • Bản kê khai địa điểm kinh doanh;
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh;
  • Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Tham khảo thêm:

1900.0191