MẪU SỐ 01: QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)
MẪU SỐ 01
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)
TOÀ ÁN NHÂN DÂN……….(1) _________________ Số:……/……./QĐ-MTTPS(2) |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— ……, ngày…… tháng……. năm…. |
QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN…………………………
Căn cứ vào Điều 8 và Điều 28 của Luật phá sản;
Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của………………………………..(3)
Địa chỉ:…………………………………………………………………………(4)
Đối với:………………………………………………………………………..(5)
Thụ lý số……../……../PS-TL ngày…….. tháng…….. năm………………..(6)
Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu mở thủ tục phá sản;
Xét thấy có các căn cứ chứng minh …………………………………………………………(7)
lâm vào tình trạng phá sản,
QUYẾT ĐỊNH:
- Mở thủ tục phá sản đối với………………………………………………………………….(8)
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………..(9)
- Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:…………………………………..(10)
- Ông (Bà)…………………………………………………………………………………………..(11)
-
…………………………………………………………………………………………………………….
-
………………………………………………………………………………….
- Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản này, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Toà án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ.
Nơi nhận:
(Ghi những nơi mà Toà án phải giao hoặc gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật phá sản và lưu hồ sơ phá sản). |
TOÀ ÁN NHÂN DÂN……………….. …………………………………………..(12)
|
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01
(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định mở thủ tục phá sản (ví dụ: Số: 02/2005/QĐ-MTTPS).
(3) Ghi tên của người làm đơn; nếu là cá nhân thì ghi thêm chữ Ông (Bà) trước khi ghi họ, tên (ví dụ: Ông Nguyễn Văn Nam); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên của cơ quan, tổ chức (ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần Thái Bình Dương).
(4) Ghi địa chỉ của người làm đơn.
(5), (7) và (8) Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(6) Ghi số và ngày, tháng, năm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(9) Ghi địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(10) Nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì thêm chữ “Tổ” trước hai chữ “Thẩm phán”.
(11) Ghi họ, tên của Thẩm phán; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi họ, tên Thẩm phán là Tổ trưởng, sau đó gạch ngang và ghi hai chữ “Tổ trưởng” (ví dụ: Ông Trần Văn B – Tổ trưởng); tiếp đó ghi họ, tên hai Thẩm phán còn lại.
(12) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi “Thẩm phán”; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản, thì ghi:
“TM. Tổ Thẩm phán
Tổ trưởng”
Tham khảo thêm: