Mẫu Quyết định tuyên bố phá sản

MẪU SỐ 08: QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

MẪU SỐ 08

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

 

TOÀ ÁN NHÂN DÂN……….(1)

__________________

Số:……/……./QĐ-TBPS(2)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

……, ngày…… tháng……. năm….

 

QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN

 

TOÀ ÁN NHÂN DÂN…………………………

 

Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:(3)

Ông (Bà)………………………………………………………………………………………………(4)

Căn cứ vào Điều 8 và Điều……… (5) của Luật phá sản;

Căn cứ vào Quyết định mở thủ tục phá sản số……../……../QĐ-MTTPS ngày…….. tháng…….. năm…………

Đối với:……………………………………………………………………………………………..(6)

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………….(7)

Xét thấy………………………………………………………………………………………………(8)

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

  1. Tuyên bố………………………………………………………………………………………….(9)

Địa chỉ……………………………………………………………………………………………….(10) bị phá sản.

  1. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố phá sản,………………………………………………………………………………………..,(11)
    các chủ nợ, những người mắc nợ của……………………………………………………………..(12)
    có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này.
  2. Cấm………………………………………………………………………………………………..(13)

 

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải giao hoặc gửi và thông báo theo quyết định tại khoản 1 Điều 89 của Luật phá sản và lưu hồ sơ.

TOÀ ÁN NHÂN DÂN………………..

……………………………………….(14)

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 08

(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định tuyên bố phá sản (ví dụ: Số: 02/2005/QĐ-TBPS).

(3) Nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì thêm chữ “Tổ” trước hai chữ “Thẩm phán”.

(4) Ghi họ, tên Thẩm phán; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi họ, tên Thẩm phán là Tổ trưởng, sau đó gạch ngang và ghi hai chữ “Tổ trưởng” (ví dụ: Bà Trần Thị Thoa – Tổ trưởng); tiếp đó ghi họ, tên hai Thẩm phán còn lại.

(5) Nếu ra quyết định tuyên bố phá sản thuộc trường hợp quy định tại điều nào thì ghi điều đó của Luật phá sản (Điều 86 hoặc Điều 87).

(6), (7) và (9), (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

(8) Nếu ra quyết định tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 86 của Luật phá sản thì ghi: “Xét thấy (tên của doanh nghiệp, hợp tác xã) không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản” (nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật phá sản) hoặc “Xét thấy (tên của doanh nghiệp, hợp tác xã) đã thực hiện xong phương án phân chia tài sản” (nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật phá sản).

Nếu ra quyết định tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 87 của Luật phá sản, thì ghi căn cứ tương ứng quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 87 của Luật phá sản.

(11) và (12) Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp, hợp tác xã.

(13) Đối với những người quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật phá sản, thì ghi họ, tên và nội dung cấm theo đúng quy định tại khoản 1 này. Đối với những người quy định tại khoản 2 Điều 94 của Luật phá sản, thì ghi họ, tên và nội dung cấm theo quy định tại khoản 2 này. Về thời hạn cấm, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể mà ấn định thời hạn từ một năm đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng thì không được cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.

(14) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi “Thẩm phán”; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản, thì ghi:

“TM. Tổ Thẩm phán

Tổ trưởng”

 

Tham khảo thêm:

1900.0191