Thủ tục Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
– Trình tự thực hiện:
- Doanh nghiệp lập hồ sơ đầu tư ra nước ngoài
- Nộp hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và đầu tư
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, thẩm tra và quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư
– Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp
- Nộp qua bưu điện
– Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đăng ký dự án đầu tư
- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với trường hợp nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
– Số lượng hồ sơ: 03
– Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức
- Cá nhân
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
– Kết quả thựchiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đầu tư
– Lệ phí: Không
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản đăng ký đầu tư
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có dự án đầu tư ở nước ngoài
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005
- Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Tham khảo thêm: