Mẫu Báo cáo khai thác nước dưới đất

Mẫu số 10/NDĐ: BÁO CÁO KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Mẫu số 10/NDĐ

 

(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)

—————–

(Trang bìa trong)

 

 

 

 

 

BÁO CÁO
KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

…………… (1)

 

 

 

 

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP

Ký, (đóng dấu nếu có)

ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO

Ký, đóng dấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh, tháng…./năm….

 

 

(1) Ghi tên công trình, vị trí và lưu lượng khai thác nước dưới đất.

Mở đầu:

Nêu tóm tắt: tên chủ công trình…, vị trí công trình, tầng chứa nước khai thác, số lượng giếng, lưu lượng từng giếng, tổng lưu lượng của công trình, chế độ khai thác, mục đích sử dụng, đối tượng cấp nước, năm xây dựng vận hành, cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng, đơn vị thi công lắp đặt giếng…

  1. Sơ lược đặc điểm tự nhiên, dân sinh – kinh tế khu vực khai thác
  2. Vị trí địa lý
  3. Đặc điểm địa hình địa mạo
  4. Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn
  5. Đặc điểm dân cư – kinh tế xã hội.
  6. Sơ lược về đặc điểm địa chất thủy văn khu vực khai thác

Nêu những nét khái quát về sự phân bố các tầng chứa nước, cách nước; đặc điểm tầng chứa nước khai thác như: thành phần thạch học, chiều sâu mực nước, mức độ chứa nước (đánh giá độ chứa nước qua tài liệu bơm hút nước thí nghiệm, hoặc tài liệu khai thác).

III. Hiện trạng công trình khai thác

  1. Vị trí toạ độ, cao độ các giếng.
  2. Cấu trúc các giếng khai thác
  • Chiều sâu, đường kính giếng;

  • Chiều sâu và đường kính các đoạn ống lọc, ống chống; loại vật liệu ống chống, ống lọc;

  • Chiều sâu phân bố lớp sỏi lọc; kích thước sỏi lọc;

  • Chiều sâu đoạn trám cách ly, loại vật liệu trám;

  • Loại máy bơm sử dụng: mã hiệu, công suất, chiều sâu đặt máy hoặc chiều sâu ống hút.

(Trường hợp không có đủ số liệu về cấu trúc giếng thì ít nhất phải có số liệu về đường kính giếng, tầng chứa nước khai thác, chế độ khai thác, mực nước tĩnh, mực nước động mùa khô, mùa mưa).

  1. Lưu lượng khai thác của từng giếng và chế độ khai thác.
  2. Công trình xử lý nước:
  • Hiện trạng chất lượng nước (thành phần hoá học, vi trùng, nhiễm bẩn).

  • Biện pháp, quy trình xử lý nước; chất lượng nước sau khi xử lý…

  1. Hệ thống quan trắc và đới phòng hộ vệ sinh:
  • Chế độ quan trắc mực nước, lưu lượng, chất lượng nước tại các giếng khai thác.

  • Phạm vi các đới bảo vệ vệ sinh công trình khai thác nước.

  1. Tình hình khai thác nước
  2. Năm bắt đầu khai thác….
  3. Biến đổi lưu lượng khai thác qua các thời kỳ… (biểu đồ khai thác nước).
  4. Hiện trạng khai thác hiện tại: lưu lượng các giếng, tổng lượng nước khai thác từng tháng, lưu lượng trung bình ngày, lưu lượng ngày lớn, nhỏ nhất.
  5. Đối tượng cấp nước hiện tại:
  6. Diễn biến mực nước: chiều sâu mực nước tĩnh, mực nước động qua các thời kỳ và hiện tại ở các giếng khai thác và các giếng quan trắc (nếu có).
  7. Đánh giá chất lượng nước và biến đổi môi trường
  8. Kết quả phân tích chất lượng nước qua các thời kỳ và hiện tại:
  9. Đánh giá mức độ ổn định của chất lượng nước:
  10. Đánh giá chất lượng nước cho mục đích sử dụng:
  11. Đánh giá biến đổi môi trường (như sụt lún mặt đất, gây rạn nứt các công trình xung quanh, mực nước hạ thấp quá mức, gia tăng nhiễm bẩn, xâm nhập mặn… và đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nguồn nước khai thác)

Kết luận và kiến nghị

Kết luận về hiện trạng hoạt động của công trình, khả năng nguồn nước, chất lượng nước và ảnh hưởng của việc khai thác nước đến môi trường…

Kiến nghị nội dung cấp phép.

…………………………

Các Phụ lục kèm theo:

  1. Kết quả quan trắc mực nước, lưu lượng trong quá trình khai thác.
  2. Kết quả phân tích chất lượng nước.
  3. Sơ đồ vị trí giếng tỷ lệ 1: 5000 – 1: 10.000.
  4. Bản vẽ cấu trúc giếng khai thác (nếu có).

 

Tham khảo thêm:

1900.0191