Mẫu Đề cương chi tiết chương trình sử dụng vốn ODA

PHỤ LỤC 2C: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN ODA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức)

PHỤ LỤC 2C. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN ODA[1]

(Tên chương trình)

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên đơn vị đề xuất chương trình)

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH

  1. Tên chương trình :
  2. Mã ngành chương trình[2]:
  3. Tên nhà tài trợ:
  4. Cơ quan chủ quản:
  5. a) Địa chỉ liên lạc: …………… b) Số điện thoại/Fax: ……………
  6. Đơn vị đề xuất chương trình:
  7. a) Địa chỉ liên lạc: …………… b) Số điện thoại/Fax: ……………
  8. Chủ chương trình dự kiến:
  9. a) Địa chỉ liên lạc: …………… b) Số điện thoại/Fax: ……………
  10. Thời gian dự kiến thực hiện chương trình[3]:
  11. Địa điểm thực hiện chương trình:
  12. Tổng vốn của chương trình: ………………. USD

Trong đó:

  • Vốn ODA: ………………. nguyên tệ, tương đương ………………. USD

(theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Đề cương chi tiết chương trình)

  • Vốn đối ứng: ………………. VND, tương đương với ………………. USD
  1. Hình thức cung cấp ODA
  2. a) ODA không hoàn lại o
  3. b) ODA vay ưu đãi o
  4. c) ODA vay hỗn hợp o

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN ODA

  1. Bối cảnh và sự cần thiết của chương trình
  2. Mô tả tóm tắt quy hoạch, kế hoạch dài hạn phát triển của đơn vị thụ hưởng (cơ quan, ngành, lĩnh vực) liên quan đến nội dung của chương trình và sự cần thiết, vai trò, vị trí của chương trình trong khung khổ quy hoạch, kế hoạch đó.
  3. Khái quát các chương trình, dự án khác đã và đang thực hiện bằng những nguồn vốn khác nhau nhằm mục đích hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của đơn vị đề xuất chương trình.
  4. Khái quát những vấn đề cần giải quyết trong phạm vi của chương trình đề xuất.
  5. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chương trình đề xuất.
  6. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ
  7. Tính phù hợp của mục tiêu chương trình với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ.
  8. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ.
  9. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.

III. Các mục tiêu của chương trình

  1. Mục tiêu tổng thể
  2. Mục tiêu thành phần
  3. Các kết quả chủ yếu của chương trình

Kết quả dự kiến đạt được của chương trình

  1. Các thành phần nội dung chủ yếu và dự kiến phân bổ nguồn lực của chương trình

Mô tả tóm tắt nội dung và quan hệ giữa các dự án thành phần (nếu có) hoặc nội dung các cấu thành và các hoạt động chính theo từng kết quả dự kiến của chương trình; và các nguồn lực dự kiến tương ứng.

  1. Kiến nghị cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình
  2. Đối với vốn ODA:

Vốn ODA: ………………. nguyên tệ, tương đương ………………. USD, trong đó:

  • Ngân sách cấp phát XDCB ………………. % tổng vốn ODA
  • Ngân sách cấp phát hành chính sự nghiệp ………………. % tổng vốn ODA
  • Cho vay lại ………………. ……………….  % tổng vốn ODA
  1. Đối với vốn đối ứng

Vốn đối ứng ………………. VND

Trong đó: – Hiện vật: tương đương ………… VND – Tiền mặt ……….. VND

Nguồn vốn được huy động theo một hoặc một số hình thức sau:

  • Vốn ngân sách Trung ương cấp phát: ………………. VND (…%) tổng vốn đối ứng
  • Vốn khác (nêu rõ nguồn vốn): ………………. VND (…%) tổng vốn đối ứng

VII. Tổ chức quản lý thực hiện chương trình

  1. Cấu trúc tổ chức thực hiện chương trình và các cấu phần hoặc hoạt động trong khuôn khổ chương trình.
  2. Phương thức quản lý các nguồn lực của chương trình, các dự án thành phần (cấu phần, hoạt động) trong khuôn khổ chương trình.
  3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của chủ chương trình dự kiến, kể cả chủ dự án thành phần (cấu phần) sẽ được giao thực hiện chương trình, bao gồm cả năng lực tài chính.

VIII. Phương án xây dựng và công nghệ dự kiến để thực hiện chương trình (áp dụng đối với các chương trình đầu tư)

  1. Phân tích sơ bộ tính khả thi của chương trình (về kinh tế, tài chính, công nghệ, năng lực tổ chức thực hiện)
  2. Phân tích sơ bộ hiệu quả chương trình
  3. Đánh giá hiệu quả trực tiếp đối với đơn vị thực hiện.
  4. Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường đối với ngành, địa phương
  5. Đánh giá tính bền vững của chương trình sau khi kết thúc.

…….. ngày….. tháng ……. năm

Thủ trưởng Đơn vị đề xuất dự án

(ký tên và đóng dấu)

[1] Áp dụng đối với chương trình, dự án có nhiều cấu phần, đa lĩnh vực và chỉ có một cơ quan chủ quản.

[2] Mã ngành kinh tế quốc dân của chương trình, phân theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).

[3] Xác định số năm hoặc số tháng cần thiết để thực hiện chương trình kể từ ngày chương trình có hiệu lực.

Tham khảo thêm:

1900.0191