Hợp đồng trồng cây dược liệu, cây thuốc là gì, khi sử dụng dạng hợp đồng này cá bên cần lưu ý những điểm gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm được nhé.
Hợp đồng trồng cây dược liệu, Hợp đồng cung cấp cây dược liệu, Hợp đồng bao tiêu cây dược liệu.
1. Hợp đồng trồng cây dược liệu được sử dụng trong bối cảnh nào?
– Hợp đồng trồng cây dược liệu được sử dụng trong quá trình giao kết hợp đồng giữa hai bên chủ thể, một bên (bên A) sẽ cung cấp giống cây, vốn và các vật tư khác phục vụ cho việc trồng và chăm sóc cây. Bên còn lại (bên B) có nghĩa vụ trồng, chăm sóc giống cây trồng mà bên A trên đất của mình theo đúng với yêu cầu của bên A. Đến đúng thời hạn thu hoạch, bên A sẽ phải thực hiện mua lại toàn bộ số cây bên B trông được.
2. Hợp đồng trồng cây dược liệu là loại hợp đồng gì?
– Về bản chất, hợp đồng trồng cây dược liệu được hiểu là một loại hợp đồng mua bán tài sản, cụ thể là mua bán hàng hóa (cây trồng), được sử dụng trong quá trình hợp đồng mua bán cây trồng khi một bên nhận tiêu thụ toàn bộ số cây của một đơn vị sản xuất nào đó theo những điều kiện nhất định. Khi xác lập hợp đồng trồng cây dược liệu, bên mua đảm bảo đầu ra cho bên bán đối với toàn bộ số lượng cây trồng do bên bán sản xuất ra trong khoảng thời gian đã thỏa thuận.
3. Danh mục các loại cây dược hiệu hợp pháp được quy định tại đâu
– Không có quy định pháp luật cụ thể về Danh mục các loại cây dược liệu hợp pháp, được phép kinh doanh, sản xuất. Pháp luật Việt Nam quy định rải rác các danh mục dược liệu tại các văn bản pháp luật khác nhau. Căn cứ pháp luật chủ yếu là Luật dược 2016
– Danh mục các dược liệu có độc làm thuốc theo quy định tại Thông tư số 42/2017/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục dược liệu độc làm thuốc (gồm 54 dược liệu có độc tính nguồn gốc thực vật, động vật và khoáng vật như: Ba đậu, bạch hoa xà, cà độc dược, bọ hung, sâu ban miêu,…)
– Danh mục các dược liệu dễ nhầm lẫn, dễ giả mạo, dược liệu chứa dược chất dễ ảnh hưởng về mặt chất lượng trong quá trình sản xuất, chế biến (gồm 40 dược liệu như: Bồ công anh, cát cánh, đảng sâm,…)
– Danh mục dược liệu nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả năng cung cấp giá hợp lý ( 12 dược liệu như: Cúc hoa, hòe hoa, sâm Ngọc Linh,..)
– Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh theo Thông tư số 28/2016/TT-BNNPTNT.
4. Trồng cây dược liệu có phải xin phép không?
– Căn cứ vào giống cây dược liệu và mục đích sử dụng đất
– Đối với giống cây dược liệu: Nếu giống cây dược liệu không nằm trong danh sách danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt nam hoặc nằm trong danh mục dược liệu phải đăng ký lưu hành thì phải có sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được công nhận giống mới của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
– Về mục đích sử dụng đất: Nếu mục đích sử dụng đất ban đầu là trồng cây lâu năm thì việc trồng cây dược liệu không cần sự xin phép các cấp chính quyền với những loại cây dược liệu được phép sản xuất. Tuy nhiên, đối với đất có mục đích sử dụng khác như đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất rừng đặc dụng,….cần có sự cho phép của UBND để chuyển mục đích sử dụng đất sang thành đất trồng cây lâu năm.
5. Điều khoản bao tiêu sản phẩm trong Hợp đồng trồng cây dược liệu
– Bên A cung ứng cho bên B giống cây dược liệu …….. với số lượng là……….cây, vốn và các vật tư khác phục vụ cho việc trồng và chăm sóc cây.
– Bên B có nghĩa vụ chăm trồng, chăm sóc số lượng cây này trên đất của mình.
– Quy trình trồng và chăm sóc phải phù hợp với yêu cầu của bên A và tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
– Cây dược liệu sau thu hoạch phải đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng, khối lượng, trạng thái bên ngoài,… và các tiêu chuẩn khác mà bên A đề ra.
– Bên A cam kết sẽ thu mua toàn bộ số cây mà bên B đã trồng được.
6. Các nội dung cơ bản của Hợp đồng trồng cây dược liệu
– Điều khoản về nội dung hợp đồng: Giống cây dược liệu, số lượng cây, đơn giá, thành tiền
– Điều khoản về tiêu chuẩn chất lượng và quy cách hàng hóa
– Điều khoản về ứng vốn và công nghệ sản xuất
– Điều khoản về bao tiêu sản phẩm
– Điều khoản về giao nhận sản phẩm
– Điều khoản về vận chuyển
– Điều khoản về thanh toán
– Điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
– Điều khoản về rủi ro và sự kiện bất khả kháng
– Điều khoản về chấm dứt hợp đồng
– Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
– Điều khoản về giải quyết tranh chấp
– Điều khoản về cam kết của các bên
– Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng
– Điều khoản chung
7. Mẫu Hợp đồng trồng cây dược liệu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………., ngày………tháng………năm
Số:……./HĐTCDL
- Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13
- Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11
- Căn cứ Luật dược số 105/2016/QH13
- Căn cứ Thông tư số 28/2016/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh
- Căn cứ Thỏa thuận của các bên
Hôm nay, ngày…….tháng……….năm 20….., tại địa chỉ……………………, chúng tôi bao gồm:
BÊN A:……………………………………………………………………………..
Tên cơ sở:…………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………………………
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số:………………. do…………. cấp ngày…/…/….
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………………………………………….
Chức vụ:……………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…………………………………….
Do CA…………….. Cấp ngày…./…../……………………………………………
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………
Căn cứ đại diện:……………………………………………………………………
Số tài khoản:…………….Chi nhánh:……………..-Ngân hàng:…………………
BÊN B: …………………………………………………………………………….
Tên cơ sở:…………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………………………
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số:………………. do…………. cấp ngày…/…/….
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………………………………………….
Chức vụ:……………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…………………………………….
Do CA…………….. Cấp ngày…./…../……………………………………………
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………
Căn cứ đại diện:……………………………………………………………………
Số tài khoản:…………….Chi nhánh:……………..-Ngân hàng:…………………
Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng trồng cây dược liệu số……./HĐBT với những nội dung sau đây:
Điều 1: Nội dung hợp đồng
Bên A cung ứng cho Bên B giống cây……………….. với số lượng là………………cây, vốn và các vật tư khác phục vụ cho việc trồng và chăm sóc cây. Theo đó, Bên B có nghĩa vụ trồng, chăm sóc số lượng cây này trên đất của mình. Đến thời hạn thu hoạch Bên A cam kết mua lại toàn bộ số cây mà Bên B đã trồng được.
Trong đó:
STT | Loại | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | ||||
2 | ||||
3 |
Tổng giá trị hàng hóa………………………..VNĐ (viết bằng chữ:……………………..)
Điều 2: Tiêu chuẩn chất lượng
– Chất lượng hàng hóa mà bên B cung cấp cho bên A là sản phẩm dược liệu cây……. Theo đúng tiêu chuẩn chất lượng ghi trong Bảng công bố chất lượng tiêu chuẩn hoặc theo hàng đã chào mẫu.
Điều 3: Ứng vốn và công nghệ sản xuất
- Ứng vốn
– Tiền Việt Nam đồng………………………..Thời gian ứng vốn……………………
– Ngoại tệ USD (nếu có)………………………Thời gian ứng vốn…………………..
2. Chuyển giao công nghệ sản xuất trong Hợp đồng trồng cây dược liệu(nếu có)
3. Cung cấp vật tư
– Giống cây dược liệu………, số lượng……………, đơn giá………, thành tiền…….
– Tên vật tư…………, số lượng…………….,đơn giá……………, thành tiền…………
– Tổng giá trị vật tư ứng trước:……………………………..VNĐ (viết bằng chữ…….)
– Phương thức giao vật tư:………………………………………………………………
Điều 4 : Bao tiêu sản phẩm
– Bên A cung ứng cho bên B giống cây dược liệu …….. với số lượng là……….cây, vốn và các vật tư khác phục vụ cho việc trồng và chăm sóc cây.
– Bên B có nghĩa vụ chăm trồng, chăm sóc số lượng cây này trên đất của mình.
– Quy trình trồng và chăm sóc phải phù hợp với yêu cầu của bên A và tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
– Cây dược liệu sau thu hoạch phải đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng, khối lượng, trạng thái bên ngoài,… và các tiêu chuẩn khác mà bên A đề ra.
– Bên A cam kết sẽ thu mua toàn bộ số cây mà bên B đã trồng được.
Điều 5: Giao nhận sản phẩm
- Thời gian giao nhận
Bên A và Bên B thỏa thuận thời gian giao nhận hàng hóa theo Hợp đồng trồng cây dược liệu. Bên A thông báo lịch nhận hàng cụ thể cho bên B trước thời gian thu hoạch ít nhất 10 ngày để bên B chuẩn bị
- Địa điểm giao nhận
Do hai bên thỏa thuận sao cho sản phẩm được vận chuyển thuận lợi và bảo quản tốt nhất. (Trên phương tiện của bên A tại…………………, hoặc tại kho của bên A tại…………………..).
- Trách nhiệm của hai bên khi giao nhận hàng hóa
– Nếu bên A không đến nhận hàng đúng lịch đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí bảo quản sản phẩm là………..VNĐ/ngày và bồi thường thiệt hại là………….% giá trị sản phẩm do để lâu chất lượng sản phẩm giảm sút.
– Đến thời điểm giao hàng, bên B có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hàng. Khi bên A đến nhận hàng đúng theo lịch mà bên B không có đủ hàng giao để bên A làm lỡ kế hoạch sản xuất và lỡ phương tiện vận chuyển thì Bên B phải bồi hoàn thiệt hại vật chất gây ra (bồi thường do hai bên thỏa thuận).
– Khi đến nhận hàng: người nhận hàng của Bên A phải xuất trình giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền hợp pháp do Bên A cấp. Nếu có sự tranh chấp về số lượng và chất lượng hàng hóa thì phải lập biên bản tại chỗ, có chữ ký của người đại diện mỗi bên.
– Sau khi nhận hàng: Các Bên giao và nhận hàng phải lập biên bản giao nhận hàng hóa xác nhận rõ số lượng, chất lượng hàng có chữ ký và họ tên của người giao và nhận của hai Bên. Mỗi Bên giữ một bản.
Điều 6: Vận chuyển sản phẩm
- Sản phẩm được vận chuyển bằng Container đáp ứng đủ các điều kiện về nhiệt độ theo quy định tại Điều 2
- Bên B chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận chuyển với bên vận chuyển, kinh phí vận chuyển sẽ được bên B kê khai trong phần thanh toán
Điều 7: Thanh toán
– Thanh toán bằng tiền mặt là Việt nam đồng.
– Thanh toán bằng khấu trừ vật tư, tiền vốn ứng trước bằng Việt Nam đồng
– Trong thời gian …………..và tiến độ thanh toán được chia làm… đợt, cụ thể:
+ Đợt 1 : Từ ngày…tháng..năm…đến ngày…tháng….năm…..
+ Đợt 2: Từ ngày…tháng…năm….đến ngày…tháng….năm…..
….
Khi Bên A thanh toán tiền hàng theo các đợt thanh toán, Bên B có nghĩa vụ ghi hóa đơn, chứng từ chứng nhận việc đã thanh toán của Bên A theo quy định của pháp luật.
Điều 8: Thuế phí, lệ phí
Thuế giá trị gia tăng = giá tính thuế x Thuế suất
+ Trường hợp B là doanh nghiệp, hợp tác xã bán cho A là Doanh nghiệp nước ngoài, có trụ sở chính tại nước ngoài thì đây là hoạt động xuất khẩu và sẽ không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
+ Trường hợp B là Doanh nghiệp/ Hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và A cũng là Doanh nghiệp/Hợp Tác xã thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
+ Trường hợp B là Doanh nghiệp/ Hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và A là hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT với mức thuế suất là 5%.
Trong đó: Giá tính thuế trong trường hợp này được xá định là giá bán ra chưa có thuế giá trị gia tăng.
Thuế suất: căn cứ vào từng trường hợp cụ thể của Bên A và Bên B để xác định mức thuế suất phù hợp
+ Trường hợp B là cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính thuế trực tiếp thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
+ Các khoản phí như phí vận chuyển, phí lưu kho phát sinh trước thời điểm giao nhận hàng sẽ do Bên B có trách nhiệm chi trả. Sau khi Bên A nhận hàng, những chi phí này do Bên A chi trả.
Điều 9: Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ của bên A
- Bên A có quyền
– Được cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa trong suốt quá trình từ khi trồng đến khi thu hoạch.
– Được độc quyền tiêu thụ hàng hóa là cây………………….do bên B trồng được và đáp ứng những tiêu chuẩn, quy cách theo thỏa thuận của hai bên trong Hợp đồng trồng cây dược liệu này.
– Có quyền từ chối nhận hàng khi chất lượng hàng hóa không phù hợp với những thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng này.
– Được giao hàng đúng thời gian, chất lượng, kích thước, chủng loại, số lượng theo như thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng này.
– Yêu cầu bên B thực hiện đúng theo thỏa thuận trong Hợp đồng trồng cây dược liệu này khi bên B có hành vi vi phạm .
– Yêu cầu bên B thực hiện bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng này.
- Bên A có nghĩa vụ
– Tuân thủ những nội dung hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng
– Cam kết đầu tư và tiêu thụ hàng hóa là cây……….của bên B trong thời gian hai bên thỏa thuận với số lượng là…………………..
– Cung cấp hạt giống, vốn và vật tư nông nghiệp đặc chủng cho cây…………để bên B trồng……ha.
– Bên A hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc cây………………cho bên B (Nếu có)
– Thông báo với bên B về thời gian nhận hàng theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng này.
– Kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng.
– Thanh toán đầy đủ, đúng lịch cho bên B theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng này khi đã nhận đủ hàng hóa.
Quyền và nghĩa vụ của bên B
- Bên B có quyền
– Tiếp nhận với giống cây, vật tư, vốn và chuyển giao công nghệ (nếu có) từ Bên A theo thỏa thuận của hai Bên trong hợp đồng này.
– Được độc quyền cung cấp nông sản là cây……….số lượng……………cây cho Bên A.
– Được Bên A thông báo về thời gian, địa điểm giao hàng.
– Được Bên A thanh toán đúng đầy đủ và đúng thời hạn theo thỏa thuận của hai Bên trong hợp đồng này.
– Yêu cầu Bên A thực hiện đúng theo thỏa thuận trong Hợp đồng trồng cây dược liệu này khi Bên A có hành vi vi phạm .
– Yêu cầu Bên A thực hiện bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận của các Bên trong hợp đồng này.
- Bên B có nghĩa vụ
– Tuân thủ những nội dung hai Bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này.
– Cung cấp cho Bên A đầy đủ những thông tin về hàng hóa trong quá trình từ khi trồng đến khi thu hoạch.
– Chỉ được tiếp nhận và sử dụng giống cây trồng mà Bên A cung cấp. Nếu vi phạm điều này thì những điều khoản mà hai Bên thỏa thuận trong hợp đồng này sẽ bị hủy bỏ.
– Đến thời điểm giao hàng, bên B phải chuẩn bị đầy đủ số lượng hàng hóa và đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu của bên A đặt ra.
– Nếu hàng hóa không đáp ứng những yêu cầu các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này và bên A không nhận hàng thì bên B phải chịu toàn bộ tổn thất.
Điều 10: Sự kiện bất khả kháng
- Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra và không thể lường trước khi ký kết Hợp đồng như: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất hay hoạt động núi lửa, chiến tranh, đại dịch.
- Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan (thiên tai, dịch bệnh,…) theo quy định của pháp luật khiến một trong các bên không thể thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng thì không được coi là vi phạm Hợp đồng trồng cây dược liệu và không phải chịu phạt vi phạm.
- Khi một bên bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể và nêu rõ tình trạng để cùng bàn cách khắc phục và khẩn trương cố gắng phòng tránh, khắc phục hậu quả của bất khả kháng. Khi bất khả kháng xảy ra, hai bên phải tiến hành theo đúng các thủ tục quy định của pháp luật lập biên bản về tổn thất của hai bên, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã (huyện) nơi xảy ra bất khả kháng để được miễn trách nhiệm khi thanh lý hợp đồng.
- Ngoài ra, Bên B còn có thể thỏa thuận miễn giảm……..% giá trị vật tư, tiền vốn ứng trước cho Bên A theo sự thỏa thuận của hai bên.
Điều 11: Chấm dứt hợp đồng
- Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Theo thoả thuận của hai Bên;
– Do bất khả kháng;
– Sau khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;
– Theo quy định của pháp luật.
2. Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại trước ba mươi ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một Bên không do lỗi của Bên còn lại và hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây tổn thất, thiệt hại cho Bên còn lại thì Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
3. Trường hợp một Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của Bên còn lại thì Bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
4. Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai Bên có nghĩa vụ tiến hành thanh lý hợp đồng bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại Hợp đồng này.
5. Bất kể Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào, Bên A có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các chi phí Bên B đến thời điểm Hợp đồng chấm dứt.
6. Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ Bên nào đối với Bên còn lại phải được thực hiện trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng.
Điều 12: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng, bên nào không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bị phạt bồi thường thiệt hại vật chất
- Mức phạt vi phạm hợp đồng về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa điểm phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận ghi vào hợp đồng.
- Hai bên thỏa thuận phạt vi phạm đối với bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng như sau:
Vi phạm lần 1 với số tiền là………………..
Vi phạm lần 2 với số tiền là………………..
- Nếu một bên vi phạm hơn 03 lần đối với một nghĩa vụ hoặc hơn 2 nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đồng thời có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thanh toán phí vi phạm hợp đồng và bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
- Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong hai bên có hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại, theo đó, bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại mà hành vi vi phạm đó trực tiếp gây hậu quả.
Điều 13: Giải quyết tranh chấp
1. Hai bên phải chủ động thông báo cho nhau về tiến độ thực hiện hợp đồng. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng có nguy cơ dẫn tới không đảm bảo tốt cho việc thực hiện hợp đồng, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau tìm cách giải quyết.
2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng thì Uỷ ban nhân bản xã có trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và Hiệp hội ngành hàng tổ chức và tạo điều kiện để hai bên thương lượng, hòa giải. Trường hợp có tranh chấp về chất lượng hàng hóa, hai bên mời cơ quan giám định có thẩm quyền tới giám định, kết luận của cơ quan giám định là kết luận cuối cùng.
3. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất……lần trong vòng……tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp. Trường hợp việc thương lượng, hòa giải không đạt được kết quả thì các bên đưa vụ tranh chấp ra tòa kinh tế để giải quyết theo quy định pháp luật.
Điều 14: Cam kết của các bên
1. Cam kết của bên A
– Có đầy đủ giấy tờ kinh doanh theo quy định pháp luật
– Có nhà kho, trang thiết bị vật chất đảm bảo cho việc bảo quản sản phẩm
– Người chịu trách nhiệm phải có trình độ chuyên môn.
2. Cam kết của bên B
– Thực hiện đầy đủ việc đăng ký giấy tờ, hồ sơ, thủ tục theo quy định pháp luật để kinh doanh cây dược liệu
– Có quyền kinh doanh đối với sản phẩm, không vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, không có tranh chấp với bên thứ ba
3. Cam kết chung
– Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng này
– Bên nào vi phạm chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và bên còn lại
– Các thông tin mà các bên cung cấp trong hợp đồng này là chính xác, hợp pháp, không lừa dối.
Điều 15: Hiệu lực của hợp đồng
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày…..tháng……năm…..đến ngày….tháng…..năm…
- Mọi sửa đổi, bổ sung (nếu có) liên quan đến hợp đồng này chỉ có giá trị pháp lý khi được sự thỏa thuận của các Bên và thành lập biên bản có chữ ký xác nhân của các bên.
- Trường hợp có bất kỳ điều khoản, điều kiện nào của Hợp đồng này không thể thực hiện hoặc bị vô hiệu do thỏa thuận trái với quy định của pháp luật thì các điều khoản, điều kiện còn lại của Hợp đồng vẫn được đảm bảo thi hành.
- Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên A có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời điểm, địa điểm họp thanh lý.
Điều 16: Điều khoản chung
- Hợp đồng này được ký kết tại…………………vào ngày…..tháng……năm 20….
- Hợp đồng được lập thành……bản, có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày……tháng……năm. Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.
…………………….., ngày……….tháng……….năm
BÊN A BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)