Một số điểm mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý

Một số điểm mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý

25/02/2016

Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân bảo đảm quyền tiếp cận công lý và quyền cơ bản của con người. Theo đó, Hiến pháp đã ghi nhận quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân, đồng thời bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.

Bộ luật Tố tụng hình sự với vai trò là một trong những công cụ pháp lý sắc bén để đấu tranh với mọi loại tội phạm, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến định; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Sau một thời gian tiến hành lấy ý kiến Nhân dân và các chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung, ngày 27/11/2015, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 10 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016. Một trong những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là đã đưa ra những cơ chế bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý cho người dân, góp phần đưa chế định này gần hơn với cuộc sống.

Tác giả Trịnh Thị Thanh, Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã có bài viết: “Một số điểm mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý”, với những nội dung chính: (1) Bổ sung tư cách của Trợ giúp viên pháp lý trong tham gia tố tụng hình sự; (2) Bổ sungtrách nhiệm cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo, giải thích quyền được trợ giúp pháp lý; (3) Bổ sung cơ chế bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý trong trường hợp chỉ định người bào chữa.Để hiểu hơn những nội dung mà tác giả đã đề cập, bạn đọc có thể tìm hiểu bài viết đã được đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 2/2016.

Vũ Hải Việt

Tham khảo thêm:

1900.0191