Một số vấn đề về quyền bào chữa của người bị buộc tội theo quy định của pháp luật quốc tế
Quyền bào chữa của người bị buộc tội (bao gồm cả quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa) là một trong những chế định cổ xưa và lâu đời của pháp luật tố tụng hình sự. Đó là tất cả các quyền và biện pháp tố tụng mà người bị buộc tội được phép thực hiện nhằm hướng tới việc bác bỏ sự buộc tội, chứng minh sự vô tội, giảm nhẹ tội hoặc để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Pháp luật tố tụng hình sự các nước trên thế giới đều quy định về quyền bào chữa như một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của người bị buộc tội. Trong hoạt động tố tụng, cùng với chức năng buộc tội, sự hiện hữu của chức năng bào chữa là một trong những điều kiện cần thiết giúp cho phán quyết của Toà án được công bằng, khách quan.
Người có quyền bào chữa chính là người bị buộc tội và quyền bào chữa là một loại quyền năng tố tụng, nó không thuộc về cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng hay người tham gia tố tụng nào khác ngoài người bị buộc tội. Việc pháp luật quy định các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện cho người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa của họ nhằm giải quyết vụ án khách quan, chính xác là phù hợp. Điều này đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 14 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và một số văn bản pháp lý quốc tế khác có liên quan.
Để tìm hiểu thêm về quyền bào chữa của người bị buộc tội theo quy định của pháp luật quốc tế, trân trọng kính mời Quý bạn đọc đón đọc bài viết “Một số vấn đề về quyền bào chữa của người bị buộc tội theo quy định của pháp luật quốc tế” của tác giả Ngô Thị Ngọc Vân đăng tải trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật định kỳ số tháng 12 năm 2015.
Nguyễn Minh Trí
Tham khảo thêm:
- Bàn về căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
- Hoàn thiện Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Một số vấn đề về triển khai Luật Hộ tịch
- Xây dựng pháp luật về án treo, nhìn từ góc độ xã hội học và xã hội học pháp luật
- Tăng cường vai trò của các tổ chức phi Nhà nước trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam
- Bàn về một số điểm mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đảng chính trị của Cộng hòa liên bang Đức
- Nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra
- Cần quy định thống nhất về độ tuổi trẻ em trong hệ thống pháp luật Việt Nam