Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
25/02/2016
Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước vì đặc điểm của thương mại điện tử cho thấy mức độ ảnh hưởng, sự tác động, tính phổ biến của phương thức thương mại điện tử đối với người tiêu dùng là rất lớn. Bên cạnh đó, do hình thức thương mại điện tử có sự khác biệt so với thương mại truyền thống như sử dụng các phương tiện điện tử, hạ tầng viễn thông, thông tin như hệ thống lưu trữ, máy chủ, chứng thực chữ ký số… vì vậy, để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để buộc các chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong thương mại điện tử phải tuân theo các nguyên tắc nhất định hoặc không được thực hiện một số hành vi có thể xâm hại tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có tính khả thi không cao và công tác tuyên truyền pháp luật cũng chưa đạt được hiệu quả cần thiết để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, bảo vệ được lợi ích chính đáng của người tiêu dùng khi họ tham gia các hoạt động thương mại điện tử.
Trong bài viết “Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử”, tác giả Lê Văn Thiệp đã nêu lên những bất cập của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử như: Cần xây dựng Luật Thương mại điện tử; bổ sung các chế tài nghiêm khắc hơn để xử lý các vi phạm xâm hại đến quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử; hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại điện tử…
Kính mời độc giả đón đọc bài viết này trên Số định kỳ 64 trang tháng 2/2016 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Bùi Huyền
Tham khảo thêm: