Bàn về quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định, Nhà nước ta được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu hách dịch, cửa quyền. Theo đó, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước rất quan trọng. Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước, từ đó có các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, góp phần to lớn vào việc đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng nền hành chính hiện đại, nâng cao hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước trong giai đoạn phát triển mới ở Việt Nam và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Hoàn thiện chế độ công vụ quy định trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, đặc biệt là những người đứng đầu là hết sức cần thiết. Do đó, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về công chức, công vụ theo hướng xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương…
Bài viết: “Bàn về quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước” của tác giả Trần Xuân Thung đăng tải đăng tải trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật định kỳ số tháng 01 (274) năm 2015 sẽ bàn luận kỹ hơn về vấn đề này, kính mời quý bạn đọc quan tâm đón đọc.
Minh Trí
Tham khảo thêm:
- Dự án Luật Ban hành quyết định hành chính – Mục tiêu và những định hướng cơ bản
- Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 đã được cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
- Mô hình tổ chức thi hành án dân sự công ở một số nước trên thế giới
- Kinh nghiệm thừa nhận và sử dụng luật tục ở một số quốc gia trên thế giới
- Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2005
- Chế định tài sản phá sản trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam
- Chuyển giao quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự nhìn từ thực tiễn xét xử
- Một số lưu ý khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu
- Mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh tại Pháp