Cấu thành tội phạm công nhiên chiếm đoạt và cướp tài sản ?

Thưa luật sư. A và M là người yêu đã chia tay, một lần gặp M ở dọc đường A yêu cầu M vào nhà nghỉ với hắn, M không đồng ý bị A đánh đập, giật điện thoại, túi xách và bỏ đi. Tổng giá trị tài sản là 7tr đồng. Hành vi của A cấu thành tội cướp tài sản hay công nhiên chiếm đoạt tài sản? Xin cảm ơn!

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009

2. Luật sư tư vấn:

Để biết được hành vi của A là công nhiên chiếm đoạt tài sản hay là tội cướp tài sản, bạn cần xem xét đến cấu thành tội phạm để xác định. Theo đó, chúng tôi sẽ xác định cho bạn dựa trên quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 như sau:

Thứ nhất, về tội cưới tài sản:

Điều 133. Tội cướp tài sản

  1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Cấu thành tội phạm như sau:

Chủ thể

Người đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình).

Khách thể

– Các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân.

– Khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua đó người phạm tội xâm phạm khách thể là quan hệ tài sản.

Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân là con người (như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém….) để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử vong, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.

– Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì hành động vũ lực sẽ được thực hiện ngay (như dí dao vào cổ đe dọa người bị hại giao nộp tài sản nếu không sẽ bị đâm).

Lưu ý: Đe dọa dùng vũ lực là chưa dùng vũ lực, nếu người phạm tội vừa đe dọa, vừa sử dụng vũ lực với người bị hại thì vẫn bị coi là dùng vũ lực.

– Hành vi làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: Là hành vi không dùng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực nhưng làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (như đánh thuốc mê người bị hại, khiến người bị hại không thể chống cự được và sau đó cướp tài sản)

* Hậu quả của tội phạm

– Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm

– Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng thì cần phân biệt các trường hợp:

+) Người phạm tội giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội : tội giết người và tội cướp tài sản

+) Nếu người phạm tội không có ý định giết người mà chỉ có ý định cướp tài sản nhưng chẳng may nạn nhân bị chết thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết làm chết người

+) Nếu sau khi cướp tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà giết người để tẩu thoát thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự cả về tội giết người

– Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu bị hại có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên.

– Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về nhân phẩm, danh dự mà hành vi xâm phạm của người phạm tội không có liên quan gì đến mục đích chiếm đoạt thì ngoài tội cướp tài sản, người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm.

Mặt chủ quan của tội phạm

– Lỗi cố ý

– Mục đích chiếm đoạt tài sản

Thứ hai, về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Hành hung để tẩu thoát;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Cấu thành tội phạm:

Chủ thể

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 137 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 137 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Khách thể

Quan hệ về tài sản (quân hệ sở hữu)

Nếu xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì có thể bị truy cứu them về tội phạm khác (tội cố ý giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác…)

Mặt khách quan của tội phạm:

– Hành vi chiếm đoạt tài sản công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khác như thiên tai,, hỏa hoạn, chiến tranh… (khác với tội cướp giật ở chỗ không cần sự nhanh chóng)

– Hậu quả: người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm:

– Lỗi cố ý

– Mục đích chiếm đoạt tài sản

-> Dựa theo cấu thành tội phạm trên, có thể xem xét hành vi của A là cướp tài sản.

Tham khảo thêm:

1900.0191