Góp ý về chế định thừa kế trong dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi
Thừa kế là một chế định quan trọng của Bộ luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người thừa kế. Có thể nói, chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2005 đã được pháp điển tương đối hoàn thiện và tồn tại khá ổn định qua thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, các quy định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự hiện hành cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, gây khó khăn trong việc giải quyết các vụ việc thừa kế trên thực tế. Do đó, trong bối cảnh sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005, chúng ta cần phải có những nghiên cứu, phân tích, đánh giá để hoàn thiện chế định này.
Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đã được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, tuy có nhiều điểm mới phù hợp hơn với đời sống thức tiễn, nhưng vẫn còn một số quy định cần phải được xem xét lại. Để minh chứng cho nhận định này, cũng như góp phần hoàn thiện dự thảo về chế định thừa kế, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết: “Góp ý về chế định thừa kế trong dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi” của tác giả Phạm Văn Tuyết, đăng trên Số Tạp chí định kỳ 64 trang tháng 6 năm 2015. Theo đó, tác giả đã phân tích điểm bất cập, hạn chế của quy định pháp luật về thừa kế, đồng thời đưa ra những góp ý để chỉnh sửa cho phù hợp. Bài viết đã góp ý nhiều nội dung liên quan đến thừa kế, có thể kể đến như: Về quyền thừa kế, về địa điểm mở thừa kế, về di sản thừa kế, về từ chối nhận di sản, về người không được quyền hưởng di sản, về di chúc, về di sản dùng vào việc thờ cúng, về thừa kế thế vị…
Uyên Nhi
Tham khảo thêm:
- Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
- Pháp luật về phòng, chống phân biệt đối xử ở Việt Nam hiện nay
- Cần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất
- Người chưa thành niên phạm tội – Các biện pháp hạn chế
- Pháp luật Triều Nguyễn và một số giá trị cơ bản của nó
- Bàn về khái niệm “Luật có mối quan hệ mật thiết nhất” trong quan hệ hợp đồng
- Những khác biệt của truyền thống pháp luật Common Law với truyền thống pháp luật Việt Nam
- Quyền bình đẳng giới – Quyền cơ bản của con người
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý về thực hiện biện pháp áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của bộ đội biên phòng
- Một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Thanh tra năm 2010